Hành vi hủy hoại tài sản của người khác gây thiệt hại nhưng đã đền bù rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác được quy định như thế nào?
- Hành vi hủy hoại tài sản của người khác nhưng đã đền bù thiệt hại rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
(1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(2) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
(3) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại tài sản như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...
Như vậy, theo quy định này, trong trường hợp bạn có hành vi hủy hoại tài sản gây thiệt hại về tài sản của hàng xóm với giá trị thiệt hại là 10 triệu đồng. Do đó, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.
Hành vi hủy hoại tài sản của người khác nhưng đã đền bù thiệt hại rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tội huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Do đó, mặc dù đã đền bù thiệt hại thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản của người khác.
Tuy nhiên, việc bạn đã bồi thường thiệt hại cho hàng xóm có thể được coi là căn cứ để tòa xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo Nghị quyết chi bộ tháng 12 2024? Mẫu dự thảo nghị quyết sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2024?
- Khi nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân? Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?