Hành vi kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm bị xử lý như thế nào?
- Hành vi kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm bị xử lý như thế nào?
- Kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hay không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Hành vi kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản
...
6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
...
Như vậy, hành vi kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm, nếu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Bên cạnh đó theo khoản 7 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 100.000.000 đồng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi này.
Đây là mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm, trường hợp chủ thể của hành vi vi phạm là cá nhân thì mức phạt giảm một nửa so với tổ chức (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, theo khoản 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buộc phải tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm nêu trên.
Kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên (Hình từ Internet)
Kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hay không?
Theo khoản 8 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5, điểm d khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại Điều này.
...
Như vậy, kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh trong trường hợp sau: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, điểm d khoản 6 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?