Hành vi mang cây đập phá, mang dao vào nhà rượt chém người sẽ bị phạt thế nào? Có truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?

Ví dụ một đối tượng mang cây đập phá, mang dao vào nhà rượt chém nhà anh rồi bỏ chạy. Vậy anh muốn hỏi với hành vi đó sẽ xử lý như thế nào và anh phải làm gì? Câu hỏi của anh Khánh đến từ Long An.

Hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người thì bị xử phạt hành chính thế nào?

Nếu có căn cứ chứng minh hành vi của đối tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của gia đình anh thì anh có thể làm đơn gửi đến cơ quan công an.

Hành vi mang cây đập phá, mang dao vào nhà rượt chém người cũng có thể xem là gây rối trật tự công cộng, nếu chưa có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định điểm b khoản 5, điểm a khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
...

13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
...

Theo đó, nếu một người có hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Lưu ý rằng, hành vi trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cụ thể với số tiền phạt từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người sẽ bị phạt thế nào?

Hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người sẽ bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người là bao nhiêu năm?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người là 01 năm.

Có truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người hay không?

Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội hình sự thì xử lý theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Theo đó, với hành vi mang cây đập phá, dao vào nhà rượt chém người có thể xem xét yếu tố cấu thành tội hình sự đối với tội danh này là: Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra.

Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Trường hợp này có thể đã cấu thành tội đe dọa giết người.

Gây rối trật tự công cộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Gây rối trật tự công cộng có hậu quả xảy ra
Pháp luật
Người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu năm tù? Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 khi nào?
Pháp luật
Người gây mất trật tự công cộng ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Người sử dụng loa phóng thanh để cổ động ở nơi công cộng sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cồn là gì? Ăn đám giỗ bên cồn là gì? Đám giỗ bên cồn là gì? Tụ tập nhiều người gây mất trật tự công cộng bị XPHC thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024?
Pháp luật
Gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào? Có được đăng hình ảnh gây rối trật tự công cộng của người khác lên mạng?
Pháp luật
Tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có thể được hưởng án treo không?
Pháp luật
Hành vi say rượu gây mất trật tự công cộng có bị xử phạt hành chính không? Người sử dụng rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gây rối trật tự công cộng
3,088 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gây rối trật tự công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gây rối trật tự công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào