Hành vi sử dụng chất kích thích và bạo lực trong thi đấu sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Hành vi sử dụng chất kích thích và bạo lực trong thể thao
Căn cứ Điều 10 Luật Thể dục thể thao 2006 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 2 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018) về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao:
“1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc;
2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
3. Gian lận trong hoạt động thể thao.
4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.
5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.”
Theo đó, hành vi sử dụng chất kích thích và bạo lực trong thể thao là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao.
Sử dụng chất thích thích trong quá trình thi đấu thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hành vi sử dụng Doping như một chất kích thích trong quá trình thi đấu boxing sẽ được coi là hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao và có thể sẽ bị xử phạt với số tiền lên đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng như một hình thức xử phạt bổ sung. Mặt khác người đó còn có thể bị buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao như một biện pháp khắc phục hậu quả.
Sử dụng chất kích thích trong thể thao
Bạo lực trong hoạt động thể thao bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, hành vi cố tình sử dụng những đòn hiểm sai luật thi đấu để tấn công vào gáy nhằm triệt hạ đối thủ sẽ được coi là hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao và có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng như môt hình thức xử phạt bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?