Hành vi sử dụng điện để đánh cá có bị pháp luật nghiêm cấm không? Nếu có, mức xử phạt hành vi sử dụng điện để đánh cá được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi hành vi sử dụng điện để đánh cá có bị pháp luật nghiêm cấm không? Tôi có thầu một hồ cá tra, đến lúc thu hoạch tôi dùng đồ kích điện để đánh cá cho nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Vậy liệu rằng tôi có bị phạt không?

Hành vi sử dùng điện để đánh cá có bị pháp luật nghiêm cấm không?

Căn cứ khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản như sau:

"Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
2. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
6. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.
7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
8. Sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
9. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
10. Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại
..."

Như vậy, việc dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản.

Thủy sản

Thủy sản 

Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp của bạn sử dụng kích điện để đánh cá là hành vi bị cấm.

Mức xử phạt hành vi sử dụng điện để đánh cá được quy định như thế nào?

Theo Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:

"Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này."

Theo đó, đối với vi phạm liên quan đến việc sử dụng điện để đánh cá, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức phạt được quy định thấp nhất là 3 triệu động và cao nhất có thể lên đến 50 triệu đồng.

Bên trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP)

Đồng thời, có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung thích hợp.

Bên cạnh đó, theo Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:

"1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
c) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
d) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản."

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi dùng điện để đánh cá không?

Theo Chương III Nghị định 42/2019/NĐ-CP các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi dùng điện đánh cá như sau: Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi dùng điện đánh bắt thủy, hải sản bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Cục Quản lý thị trường; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Kiểm ngư.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền xử phạt hành vi dùng điện đánh cá trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Thủy sản Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thủy sản
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính có phải được thực hiện bằng hiệu lệnh hay không?
Pháp luật
Tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính là gì? Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết?
Pháp luật
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có phải xử phạt hết những người vi phạm không?
Pháp luật
Vi phạm hành chính nhiều lần là gì? Vi phạm hành chính nhiều lần có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
Pháp luật
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì? Vi phạm hành chính có tổ chức có được xem là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Pháp luật
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủy sản
1,640 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủy sản Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủy sản Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào