Hành vi sử dụng thuyền viên làm việc không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn bị xử lý như thế nào?
Để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cần đáp ứng những điều kiện gì?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
"3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) thuyền trưởng, máy trưởng là giấy chứng nhận cho thuyền viên dù khả năng đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa."
Tại Điều 5 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện chung dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn:
"1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM (trừ các trường hợp cụ thể quy định tại điểm b khoản 7, điểm b khoản 8, điểm b khoản 9, điểm b khoản 10, điểm b khoản 11 và điểm b khoản 12 Điều 6 của Thông tư này).
2. Đủ tuổi, đủ thời gian đảm nhiệm chức danh hoặc thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp."
Theo đó, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, viết tắt là GCNKNCM thuyền trưởng là giấy chứng nhận cho thuyền viên dù khả năng đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa. Để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cần đáp ứng các điều kiện chung dự thi, kiểm tra theo quy định nêu trên.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phải bảo đảm từng điều kiện cụ thể quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
Hồ sơ thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT quy định:
"1. Cá nhân có nhu cầu dự học, thi lấy GCNKNCM, kiểm tra lấy CCCM nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực (trong trường hợp gửi qua đường bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác) của các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này."
Theo đó, cá nhân có nhu cầu dự học, thi lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cần chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ như trên.
Hành vi sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn bị xử lý như thế nào?
Vấn đề bạn thắc mắc, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn giả của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP:
"Điều 21. Vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi khi điều khiển hoặc lái phương tiện;
b) Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các trường hợp khác theo quy định;
c) Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;
d) Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định;
đ) Nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
e) Bố trí chức danh thuyền viên không phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên."
Theo đó, hành vi sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?