Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nào thì bị pháp luật nghiêm cấm?
Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nào thì bị nghiêm cấm?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Theo quy định này thì hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích kích động là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nhằm kích động có bị nghiêm cấm không? (Hình từ internet)
Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nhằm kích động thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nhằm kích động bị xử phạt theo quy đinh tại Điều 63 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.
Theo quy định của pháp luật thì hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nhằm kích động thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Như vậy theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin về bạo lực gia đình với mục đích nhằm kích động.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Mỗi cá nhân khi thấy hành vi bạo lực thì có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của cá nhân khi thấy hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau:
- Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể gồm các cơ quan sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
+ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Ngoài ra, cá nhân sẽ được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình. Được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác. Được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng chống bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?