Hành vi thuê tài sản của người khác sử dụng mà làm tài sản đó hư hỏng, gây thiệt hại đối với người cho thuê tài sản thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?

Tôi là khách du lịch đến Nha Trang để tham quan nghỉ dưỡng. Trong thời gian ở đây tôi có ký hợp đồng thuê một chiếc xe mô tô. Cách đây vài hôm, trong quá trình di chuyển không may tôi có xảy ra va chạm với người khác làm cho chiếc xe mô tô đó bị hư hỏng nặng. Vậy trong trường hợp này tôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên cho thuê tài sản hay không? Câu hỏi của anh P (Phú Thọ).

Hợp đồng thuê tài sản là gì? Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:

Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hợp đồng thuê tài sản có thể được hiểu là việc các bên thỏa thuận với nhau, theo đó bên cho thuê tài sản giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê tài sản đó.

Khi hợp đồng thuê tài sản được thực hiện thì người thuê tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Hành vi thuê tài sản của người khác sử dụng mà làm tài sản đó hư hỏng, gây thiệt hại đối với người cho thuê tài sản thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?

Hợp đồng thuê tài sản là gì? Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc trả lại tài sản thuê sau khi đã chấm dứt hợp đồng thuê tài sản theo pháp luật quy định thế nào?

Căn cứ Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc trả lại tài sản thuê như sau:

Trả lại tài sản thuê
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Như vậy, theo như quy định trên thì việc bạn thuê xe mô tô của nguời khác để sử dụng, sau khi hết thời giạn trong hợp đồng thuê tài sản thì bạn phải trả lại chiếc xe trong tình trạng nguyên vẹn như khi nhận cho người cho thuê.

Nếu giá trị của chiếc xe bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

Hành vi làm hư hỏng tài sản thuê của bên thuê tài sản theo quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;
b) Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
...
3. Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
a) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
b) Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.

Đồng thời, căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. (mức phạt cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP)

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. (mức phạt cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP)

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. (mức phạt cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP)

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Như vậy, trong trường hợp bạn thuê xe của người cho thuê và làm hư hỏng tải sản là chiếc xe thì bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm:

+ Bồi thường chi phí do tài sản bị hư hỏng;

+ Bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

+ Bồi thường chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và những thiệt hại khác theo quy định pháp luật.

Hợp đồng thuê tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu hợp đồng doanh nghiệp thuê kho bãi gửi xe mới nhất là mẫu nào? Hợp đồng thuê kho bãi có phải là hợp đồng thuê tài sản?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê tài sản dành cho doanh nghiệp là mẫu nào? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê tài sản cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang là gì? Thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động?
Pháp luật
Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp là những tài liệu nào?
Pháp luật
Hợp đồng thuê xe mẫu năm 2024 như thế nào? Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng xe được cho thuê ra sao?
Pháp luật
Hành vi thuê tài sản của người khác sử dụng mà làm tài sản đó hư hỏng, gây thiệt hại đối với người cho thuê tài sản thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
Pháp luật
Tài sản phát sinh trong quá trình thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thuê hay bên cho thuê?
Pháp luật
Chi phí phát sinh để bảo quản tài sản ký cược trong hợp đồng thuê tài sản sẽ do bên nào chi trả? Nếu bên thuê không trả lại tài sản đã thuê thì bên cho thuê có đương nhiên được nhận tài sản ký cược không?
Pháp luật
Không có ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật thì hợp đồng thuê mặt bằng có bị vô hiệu hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng thuê tài sản
2,471 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng thuê tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng thuê tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào