Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại được xác định dựa trên căn cứ nào theo luật bồi thường nhà nước?
Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại được xác định dựa trên căn cứ nào theo luật bồi thường nhà nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về người thi hành công vụ như sau:
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
...
2. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Theo đó, căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm những căn cứ đucợ quy định tại khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Người thi hành công vụ (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ gây thiệt hại có những quyền nào theo luật bồi thường nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về quyền của người thi hành công vụ gây thiệt hại như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại
1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;
b) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, người thi hành công vụ gây thiệt hại có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có quyền được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định.
Nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại
...
2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;
b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người thi hành công vụ gây thiệt hại có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?