Hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Xe thư báo có được vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu thuốc lá điếu?
- Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Có những biện pháp nào để phòng, chống thuốc lá nhập lậu theo quy định mới nhất hiện nay?
Xe thư báo có được vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá."
Theo đó, sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Như vậy, hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định nêu trên.
Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu thuốc lá điếu?
Theo Điều 6 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
"1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức chỉ định thương nhân quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Việc chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Phụ lục II Nghị định này."
Phụ lục II
Theo đó, thuốc lá điếu là hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức chỉ định thương nhân và Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu thuốc lá điếu.
Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 9 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
"Điều 9. Vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này."
Theo đó, hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật thuốc lá điếu nhập lậu đối với hành vi này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Có những biện pháp nào để phòng, chống thuốc lá nhập lậu theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định:
"Điều 26. Các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
2. Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
3. Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
4. Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.
5. Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
6. Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
7. Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả."
Trên đây là các biện pháp để phòng, chống thuốc lá nhập lậu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?