Hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Quy định về việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định:
Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Theo đó, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng (Hình từ Internet)
Hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 7 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản
...
5. Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng theo một trong các mức sau đây:
...
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
...
7. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5, các điểm b, c và d khoản 6 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định nêu trên đối với trường hợp vận chuyển thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thì bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
- Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt là 70.000.000 đồng.
Giá trị thủy sản vi phạm là 530.000.000 đồng và giá trị 7 lần của sản phẩm là 3.710.000.000 theo đó mức xử phạt cao nhất 70.000.000 đồng thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm.
Do đó, trong trường hợp vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất như đã nêu trên thì sẽ áp dụng quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP để xử phạt.
Lưu ý rằng:
Mức phạt nêu trên đối với hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất là áp dụng cho cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.
Có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất không?
Theo khoản 8 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định thì:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5, điểm d khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, chiếu quy định trên thì hành vi này sẽ có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại điểm a khoản 8 Điều 11, cụ thể là sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng.
Bên cạnh đó, theo khoản 9 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP cũng có nêu về biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?