Hành vi xuất cảnh trái phép không bị cơ quan chức năng phát hiện trực tiếp mà chỉ theo lời khai của người phạm tội thì có căn cứ vào đó để khởi tố được không?
- Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xuất cảnh trái phép từ 3, 4 năm trước hay không?
- Người phạm tội vi phạm quy định về xuất cảnh trái phép lần đầu thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Hành vi xuất cảnh trái phép không bị cơ quan chức năng phát hiện trực tiếp mà chỉ theo lời khai của người phạm tội thì có căn cứ vào đó để khởi tố được không?
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xuất cảnh trái phép từ 3, 4 năm trước hay không?
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xuất cảnh trái phép từ 3, 4 năm trước hay không, thì theo Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” tại Điều này được hướng dẫn bởi tiểu mục 2.2 Mục 2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 có hiệu lực từ ngày 20/04/2021 như sau:
Một số vấn đề cụ thể
...
2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)
Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.
...
Theo quy định trên thì nếu cá nhân đó vi phạm về quy định xuất cảnh, đã bị xử phạt hành chính rồi nhưng lại tiếp tục vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tội vi phạm quy định về xuất cảnh trái phép là tội phạm ít nghiêm trọng.
Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 5 năm. Về thời hiệu thì anh vẫn có thể thực hiện truy cứu được nếu cá nhân đó đã bị xử phạt hành chính về việc xuất cảnh trái phép, nay tiếp tục vi phạm.
Xuất cảnh trái phép (Hình từ Internet)
Người phạm tội vi phạm quy định về xuất cảnh trái phép lần đầu thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người phạm tội xuất cảnh trái phép lần đầu thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
...
Theo phân tích ở trên thì tội vi phạm quy định về xuất cảnh trái phép là tội phạm ít nghiêm trọng, do đó phạm tội lần đầu có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Hành vi xuất cảnh trái phép không bị cơ quan chức năng phát hiện trực tiếp mà chỉ theo lời khai của người phạm tội thì có căn cứ vào đó để khởi tố được không?
Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Và tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo thông tin anh cung cấp thì em hiểu rằng bên anh biết được vụ việc thông qua lời khai của người khác hoặc của chính người phạm tội, theo đó thì thông tin này có thể xếp vào tin báo hoặc theo diện tự thú, đơn vị có thể căn cứ trên việc này để khởi tố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?