Hệ khung treo kim loại cho tấm trần được phân loại như thế nào? Tính năng của hệ khung treo kim loại?
Hệ khung treo kim loại cho tấm trần được phân loại như thế nào?
Phân loại hệ khung treo kim loại cho tấm trần theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12694:2020 (ASTM C635/C635M-17) quy định cụ thể:
- Yêu cầu tính năng chịu lực cho hệ khung treo được xác định bởi đơn vị thiết kế thông qua việc phân loại chịu lực hệ khung treo.
+ Phân loại chịu lực hệ khung trần treo dựa trên khả năng chịu tải của thanh chính trong hệ khung chịu lực.
Theo tiêu chuẩn này, khả năng chịu tải dựa trên các yêu cầu nghiêm ngặt về tính thẩm mỹ hơn là sự đòi hỏi phải hạn chế xảy ra hư hỏng. Chỉ tiêu này là tùy chọn nhưng độ võng giới hạn thường được thiết lập bằng 1/360 khoảng cách giữa hai gối đỡ.
- Khả năng chịu tải là giá trị lớn nhất của tải trọng phân bố đều (N/m) tác động lên một đoạn thanh chịu lực chính khi tỳ lên hai gối đỡ cách nhau 1200 mm đạt độ võng tại giữa hai gối đỡ không vượt quá 3,33 mm hoặc 1/360 khoảng cách giữa các gối đỡ (1200 mm) khi thử ASTM E3090/E3090M.
- Theo khả năng chịu tải phân bố đều của thanh chính hoặc thanh gắn tấm, hệ khung treo được phân thành các loại hoặc cấp sau:
+ Hệ khung chịu tải nhẹ
Hệ khung không phải chịu tải trọng nào khác ngoài tấm có tính năng âm học hoặc tấm trần thả, như khi dùng cho nhà riêng và công trình thương mại nhỏ.
+ Hệ khung chịu tải trung bình
Hệ khung có thể chịu thêm tải trọng khác tính trước được như hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông khí, ... ngoài tải trọng của tấm có tính năng âm học hay tấm trần thả. Như trong các công trình thương mại thông thường.
+ Hệ khung chịu tải nặng
Hệ khung có thể chịu tải trọng với số lượng và khối lượng của các thiết lắp vào trần (như đèn, hệ thống thông gió, ...) lớn hơn so với công trình thương mại thông thường.
- Khả năng chịu tải tối thiểu của thanh chính (4.1.2) khi thử theo phương pháp mô tả trong ASTM E3090/E3090M đối với mỗi loại hệ khung treo phải phù hợp với các giá trị được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Khả năng chịu tải tối thiểu của thanh chính
Hệ khung | Phân loại về khả năng chịu tải | Tải trọng cấp (P) N | Tải trọng phân bố đều N/m | Độ võng cho phép tại điểm giữa khoảng cách giữa hai gối đỡ (d) mm |
Treo trực tiếp | Nhẹ | 22,7 | 75,7 | 3,33 |
Trung bình | 54,3 | 181,0 | 3,33 | |
Nặng | 72,5 | 241,7 | 3,33 | |
Treo gián tiếp | Nhẹ | 9,1 | 30,3 | 3,33 |
Trung bình | 15,9 | 53,0 | 3,33 | |
Nặng | 36,3 | 121,0 | 3,33 | |
Treo có thanh lót | Nhẹ | 20,4 | 68,0 | 3,33 |
Trung bình | 29,4 | 98,0 | 3,33 | |
Nặng | … | … | … | |
CHÚ THÍCH: - d = khoảng cách giữa hai gối đỡ/360; - Tải trọng phân bố đều tương đương (N/m) được xác định theo mối quan hệ: P/0,3m. |
- Nhà sản xuất quy định yêu cầu chịu tải cho thanh ngang với độ võng cho phép không lớn hơn 1/360 khoảng cách giữa hai gối đỡ.
- Nhà sản xuất chịu trách nhiệm thiết kế và xác định hệ khung treo bao gồm việc lựa chọn vật liệu phù hợp, chiều dày kim loại, kích thước của các dạng tiết diện thành phần cần thiết, thiết kế các ty treo đặc biệt, phương pháp lắp ghép và cung cấp mọi vật tư phụ kiện cần thiết để đảm bảo tính năng của trần phù hợp với phạm vi tiêu chuẩn này.
Nhà sản xuất cung cấp dữ liệu bổ sung mô tả độ võng dưới tải trọng của thanh chính cho những loại có khoảng cách giữa hai gối đỡ khác 1200 mm.
- Trong trường hợp điều kiện chịu tải nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải có khuyến cáo và cung cấp các dữ liệu kỹ thuật khi được yêu cầu. Nhà sản xuất không chịu trách nhiệm về yêu cầu kỹ thuật và thiết kế các neo kết cấu đặc biệt hay chi tiết liên kết trừ khi nhà sản xuất quy định đó là một phần của hệ khung treo.
Hệ khung treo kim loại cho tấm trần (Hình từ Internet)
Lớp phủ và lớp hoàn thiện các thanh kết cấu trong hệ khung treo kim loại cho tấm trần được quy định như thế nào?
Lớp phủ và lớp hoàn thiện các thanh kết cấu trong hệ khung treo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12694:2020 (ASTM C635/C635M-17) quy định cụ thể:
- Lớp phủ bảo vệ
Các loại vật liệu chế tạo các thanh của hệ khung treo dễ bị ôxy hóa hoặc ăn mòn khi tiếp xúc với môi trường sử dụng thường phải được phủ lớp bảo vệ theo lựa chọn của nhà sản xuất, ngoại trừ các đầu cắt hay lỗ đục ở thanh chế tạo sẵn đã phủ lớp bảo vệ.
+ Thép tấm - Các thanh được chế tạo từ thép tấm phải được mạ điện, mạ nhúng nóng hoặc phủ lớp có khả năng bảo vệ.
+ Hợp kim nhôm - Các thanh được chế tạo từ hợp kim nhôm phải được mạ bằng phương pháp a nốt hóa hay được bảo vệ bằng các kỹ thuật phù hợp do nhà sản xuất lựa chọn.
+ Các thanh vật liệu khác - Các thanh được chế tạo từ các vật liệu khác phải được phủ lớp bảo vệ thích hợp.
- Lớp phủ hoàn thiện
Nếu các lớp phủ bảo vệ nêu ở 6.1 tạo ra sản phẩm hoàn thiện đáp ứng được mục đích sử dụng đối với các thanh được che kín trong hệ khung treo thì không cần phủ thêm lớp phủ khác. Đối với các thanh lộ ra ngoài, nhà sản xuất phải phủ thêm lớp trang trí hoàn thiện.
+ Màu sắc và hoa văn
++ Màu sắc và hoa văn của các thanh phải được nhà sản xuất quy định và phù hợp với công dụng của các thanh đó trong hệ khung treo.
++ Giới hạn về sự thay đổi màu sắc, hoa văn và độ bóng lớp hoàn thiện ở các thanh lộ ra ngoài phải được nhà sản xuất chuẩn bị sẵn dưới dạng các bảng mẫu chuẩn về màu sắc - hoa văn hay mẫu đã sơn trước.
++ Trước khi đặt hàng, người mua nên xác định lớp phủ hoàn thiện của các thanh trong hệ khung treo chuẩn có cần đáp ứng yêu cầu cụ thể nào về lắp đặt hoặc có tính đồng bộ, hài hòa hay tương phản với các tấm trần đã chọn hay không.
++ Nếu không có quy định chuẩn về màu sắc hoặc hoa văn hoặc cả hai, yêu cầu về lớp hoàn thiện của các thanh trong hệ khung treo phải có đặt hàng riêng và phải có thỏa thuận trước giữa bên mua và bên bán.
+ Độ bám dính và độ đàn hồi
Lớp phủ hoàn thiện phải có tính bám dính và đàn hồi tốt để không bị bong tróc hay tạo vảy trong quá trình gia công.
Hệ khung treo kim loại cho tấm trần có tính năng gì?
Tính năng hệ khung treo quy định ở Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12694:2020 (ASTM C635/C635M-17) như sau:
- Nhà sản xuất phải công bố dữ liệu về tính năng đối với từng hệ khung treo dựa trên kết quả thử tải của các thanh chịu lực chính của hệ khung treo đó. Đối với hệ khung treo có kết hợp một số thành phần, mỗi thành phần có độ võng riêng nào đó, điều này cần được tính đến khi xây dựng tiêu chí độ võng cho phép của hệ khung treo.
- Cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm xem xét tải trọng treo cho trần, ví dụ tải của trần có gắn các thiết bị chiếu sáng, các tấm, v.v... phải nằm trong giới hạn chịu tải do nhà sản xuất hệ khung treo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?