Hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn nào?

Các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống đèn, chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy và hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề khi thiết kế được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn nào?

Các yêu cầu liên quan đến việc chiếu sáng, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường dạy nghề được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định chi tiết những yêu cầu đối với việc chiếu sáng, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường dạy nghề cụ thể như sau:

"6. Yêu cầu chiếu sáng, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ
6.1. Thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho các phòng trong trường dạy nghề phải tuân theo những quy định trong TCXD 16 : 1986.
6.2. Yêu cầu về độ rọi của chiếu sáng nhân tạo trong nhà được quy định trong Bảng 11.

6.3. Sử dụng các loại bóng đèn có chất lượng, hiệu suất cao, tiết Kiệm điện và bảo vệ môi trường. Lựa chọn nguồn sáng có nhiệt độ màu phù hợp với khí hậu Việt Nam. Các bóng đèn nung sáng cần có chao đèn. Chiếu sáng của các phòng học, giảng đường cần sử dụng bóng đèn huỳnh quang nhưng phải có chụp hoặc máng đèn để phân bố đều ánh sáng và hạn chế chòi lòa bề mặt.
CHÚ THÍCH : Chiều cao treo đèn, khoảng cách từ đèn đến Bảng và góc chiếu của đèn phải bố trí hợp lý, bảo đảm ánh sáng phân bổ đều trên toàn mặt bảng.
6.4. Cung cấp điện cho các phòng thí nghiệm đặc biệt hoặc những động cơ lớn được phép sử dụng điện áp cao nhưng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định của ngành điện lực.
6.5. Những trường có yêu cầu sử dụng dòng điện một chiều thì phải thiết kế đáp ứng theo yêu cầu công nghệ.
6.6. Cần thiết kế đặt các ổ điện ở khu vực bảng hoặc ở bàn giáo viên để thuận tiện cho việc minh họa bài giảng khi cần thiết.
6.7. Phải bố trí chiếu sáng sự cố bên trong công trình đảm bảo độ rọi tối thiểu là 1 lux trên mặt sàn lối đi, bậc thang.
6.8. Lắp đặt thiết bị và các đường dây dẫn điện trong trường phải tuân theo những quy định trong TCVN 7447.
6.9. Đường dây dẫn điện vào công trình có thể dùng cáp ngầm hoặc đường dây trần. Đường dây dẫn điện trong các phòng học tập nên đặt ngầm hoặc đặt vào trong các ống nhựa đặt nổi ở tường, trần.
6.10. Chiếu sáng tự nhiên của các phòng trong trường dạy nghề áp dụng theo TCXD 29 :1991.
6.11. Hệ số độ rọi chiếu sáng tự nhiên của các loại phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành phải lấy theo yêu cầu độ chính xác của từng công việc để tính toán khi thiết kế, được quy định trong Bảng 12.

6.12. Phòng học, giảng đường phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Khi bố trí các bàn ghế, dụng cụ thí nghiệm phải bảo đảm chiếu sáng tự nhiên từ phía trái học sinh. Không bố trí cửa sổ ở tường treo Bảng viết.
6.13. Các phòng vẽ kỹ thuật cần bố trí cửa sổ lấy ánh sáng ở hướng Bắc, Tây bắc. Các phòng học nói chung không lấy ánh sáng theo hướng Đông Tây.
Khi thiết kế hành lang giữa cần đảm bảo:
- Bố trí chiếu sáng tự nhiên một đầu khi chiều dài hành lang không quá 20 m;
- Bố trí chiếu sáng tự nhiên hai đầu khi chiều dài hành lang không quá 40 m;
- Khi hành lang dài hơn 40 m, phải bố trí các khoang lấy ánh sáng có chiều rộng không nhỏ hơn 3m, khoảng cách giữa các khoang hay từ khoang cuối cùng tới đầu hồi nhà lấy từ 20 m đến 25 m.
CHÚ THÍCH: Các buồng thang hở cũng được coi là khoang lấy ánh sáng.
6.15. Hệ số phản xạ bề mặt bao che và đồ đạc trong phòng học không được nhỏ hơn các chỉ số sau:
- Trần, lá chớp cửa sổ, cửa đi: 0,70
- Phần trên của tường: 0,60
- Tường: 0,50
- Đồ đạc (thiết bị bằng gỗ): 0,35
- Sàn: 0,25
6.16. Hệ thống điện nhẹ trong trường dạy nghề gồm:
- Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);
- Hệ thống điện truyền thanh (thành phố, nội bộ);
- Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;
- Hệ thống thiết bị khuếch đại âm thanh trong hội trường;
- Hệ thống internet;
- Hệ thống truyền hình.
6.17. Chống sét cho các công trình trường dạy nghề phải phù hợp với điều kiện dông, sét và điện trở suất của từng địa phương và tuân theo các quy định trong TCXDVN 46 : 2007."

Hệ thống phòng cháy chữa cháy của trường dạy nghề được thiết kế như thế nào để đảm bảo an toàn?

Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế, các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy của trường dạy nghề được quy định cụ thể như sau:

"7. Yêu cầu phòng cháy chữa cháy
7.1. Khi thiết kế trường dạy nghề, phải bảo đảm yêu cầu phòng cháy chữa cháy theo các quy định trong TCVN 2622.
7.2. Các phòng học được thiết kế theo giới hạn cho phép về bậc chịu lửa, số tầng và chiều dài quy định ở Bảng 13.

7.3. Khoảng cách xa nhất từ cửa đi các phòng (trừ phòng vệ sinh, rửa tay, phòng tắm và các phòng phụ) đến lối đi bên ngoài gần nhất hoặc cầu thang được lấy theo Bảng 14.

7.4. Khoảng cách phòng cháy giữa các ngôi nhà có bậc chịu lửa khác nhau phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách quy định trong Bảng 15.

7.5. Phòng học, giảng đường có 100 chỗ trở lên và các phòng họp phải có ít nhất 2 lối thoát.
7.6. Ghế ngồi ở các phòng học, hội trường trên 100 chỗ phải liên kết cố định vào sàn nhà.
7.7. Không được đặt các cầu thang xoắn ốc, chiếu nghỉ ngắt đoạn, bậc thang lượn hình rẻ quạt trên đường thoát nạn, trừ cầu thang lên tầng giáp mái.
7.8. Trên đường thoát nạn an toàn, chiều rộng cửa ra vào không nhỏ hơn 1,4 m. Hành lang rộng ít nhất 1,5 m.
7.9. Các cánh cửa phải mở ra phía ngoài lối thoát ra của ngôi nhà.
7.10. Không cho phép bố trí các kho vật liệu dễ cháy và dễ nổ trong nhà học chính.
7.11. Cho phép bố trí không quá 2 tủ hút của một phòng vào một hệ thống hút, nếu lượng chất cần phải thải không tạo ra hỗn hợp nổ, cháy hoặc độc hại nhiều."

Hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn nào?

Hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn nào?

Hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định các yêu cầu về cấp - thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề cụ thể như sau:

"8. Yêu cầu về cấp - thoát nước và kỹ thuật vệ sinh
8.1. Cấp nước
8.1.1. Trong trường dạy nghề phải thiết kế hệ thống cấp nước chung cho học tập và sinh hoạt, theo các quy định trong TCVN 4513 .
8.1.2. Các trường dạy nghề xây dựng ở khu vực chưa có hệ thống cấp nước bên ngoài thì phải có giếng và hệ thống lọc đơn giản. Nước chữa cháy cần tận dụng các nguồn nước tự nhiên (hồ, ao) hoặc có thể xây bể chứa nước.
8.1.3. Lưu lượng nước tính toán cho nhu cầu học tập và thực hành sản xuất lấy theo yêu cầu công nghệ trong nhiệm vụ thiết kế được duyệt.
Lưu lượng nước tính toán cho các vòi thí nghiệm được xác định theo tỷ lệ số vòi dùng nước đồng thời như trong Bảng 16.

8.1.4. Lượng nước tính toán cho nhu cầu sinh hoạt ở các nhà học và xưởng thực hành áp dụng theo Bảng 17.

8.2. Thoát nước
8.2.1. Trong trường dạy nghề phải thiết kế hệ thống thoát nước chung cho sinh hoạt, học tập, thí nghiệm và thực hành. Khi thiết kế hệ thống thoát nước, cần tuân theo các quy định trong TCVN 7957 : 2008 và TCVN 4474.
8.2.2. Khối lượng và thành phần nước thải ở phòng thí nghiệm và ở xưởng thực hành được lấy theo nhiệm vụ thiết kế công nghệ. Nước thải có chứa axit (độ pH dưới 6,5) hay chứa kiềm (độ pH trên 8,5) cần phải xử lý trung hòa trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Nước thải độc hại trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung phải đạt xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Như vậy, pháp luật hiện hành xác định cụ thể các yêu cầu đối với hệ thống chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy và hệ thống cấp nước, thoát nước và kỹ thuật vệ sinh trường dạy nghề, cụ thể như các quy định nêu trên.

Trường dạy nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật vệ sinh đối với trường dạy nghề được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Khi thiết kế khu vực học tập của trường dạy nghề cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Các tiêu chí đối với khu rèn luyện thể chất, khu hành chính quản trị và phụ trợ được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc thiết kế và xây dựng khu tự học và khu thực hành của trường dạy nghề cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Trường dạy nghề gồm những loại nào? Quá trình thiết kế trường dạy nghề cần đảm bảo tuân thủ các quy định chung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường dạy nghề
1,312 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường dạy nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường dạy nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào