Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì? Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống có dây cứu sinh tự co được tiến hành như thế nào?
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì?
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 như sau:
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân (personal fall-arrest system)
HTCRN
Tổ hợp các bộ phận và hệ thống phụ, bao gồm dây đỡ cả người, khi kết nối với nhau theo trình tự nhất định và được nối với một dụng cụ neo phù hợp sẽ có tác dụng chống rơi ngã từ trên cao.
CHÚ THÍCH HTCRN làm giảm thiểu xung lực khi rơi, kiểm soát toàn bộ khoảng cách rơi để ngăn ngừa sự va chạm xuống nền đất hoặc vật cản khác, và giữ người sử dụng ở tư thế treo lơ lửng sau khi rơi để được giải cứu. Ví dụ, xem Hình 1.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống chống rơi ngã cá nhân là tổ hợp các bộ phận và hệ thống phụ, bao gồm dây đỡ cả người, khi kết nối với nhau theo trình tự nhất định và được nối với một dụng cụ neo phù hợp sẽ có tác dụng chống rơi ngã từ trên cao.
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân (Hình từ Internet)
Các hệ thống phụ để thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co gồm các dụng cụ nào?
Các hệ thống phụ để thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co gồm các dụng cụ được quy định tại tiết 6.3.1 tiểu mục 6.3.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 như sau:
Phương pháp thử
…
6.3. Thử tính năng đối với HTCRN loại DCN + DCSTC + DĐCN
6.3.1. Chuẩn bị
6.3.1.1. Các bộ phận/các hệ thống phụ để thử phải bao gồm
a) dụng cụ neo (DCN),
b) dây cứu sinh tự co (DCSTC),
c) dây đỡ cả người (DĐCN), và
d) bộ phận nối (+), và một số các bộ phận nối, nếu cần thiết.
6.3.1.2. Cố định dụng cụ neo vào giá thử và lắp các bộ phận/các hệ thống phụ vào HTCRN đã dự kiến, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
…
Như vậy, theo quy định trên thì các hệ thống phụ để thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co gồm các dụng cụ sau:
- Dụng cụ neo (DCN),
- Dây cứu sinh tự co (DCSTC),
- Dây đỡ cả người (DĐCN), và
- Bộ phận nối (+), và một số các bộ phận nối, nếu cần thiết.
Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co được tiến hành như thế nào?
Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co được tiến hành theo quy định tại tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 như sau:
- Đeo dây đỡ cả người vào mẫu thử như đeo vào người theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh dây đỡ cả người để đảm bảo vừa khít với mẫu thử.
- Nâng mẫu thử ở tư thế thẳng đứng. Gắn một đầu dây cứu sinh của DCSTC với một trong những điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ cả người bằng cách sử dụng bộ phận nối dây cứu sinh, và gắn hộp của dây cứu sinh tự co với lực kế bằng phương pháp nối của nó, lực kế phải được gắn với dụng cụ neo được lắp trên giá thử.
- Nâng mẫu thử lên đến vị trí cách đầu thò ra của dây cứu sinh khoảng 300 mm. Khoảng cách này được đo từ điểm kéo dây cứu sinh đến điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ cả người, sau đó cố định với dụng cụ thả nhanh [xem Hình 5 a)]. Đo và ghi lại chiều cao HQ (khoảng cách từ sàn đến phía dưới của mẫu thử). Bảo đảm rằng đinh khuy trên mẫu thử cách trục thẳng đứng của điểm liên kết của dụng cụ neo trước khi thả theo phương nằm ngang tối đa là 300 mm.
- Thả mẫu thử. Đo và ghi lại lực tương ứng với thời gian. Khi mẫu thử dừng hẳn [Hình 5 b)], đo và ghi lại chiều cao HG (khoảng cách từ sàn đến phía dưới của mẫu thử). Tính toán và ghi lại khoảng cách rơi HD:
HD = HQ - HG
- Khi mẫu thử ở vị trí treo sau khi rơi, đo và ghi lại góc tạo nên giữa lưng của mẫu thử và dây cứu sinh trên mặt phẳng trung gian.
- Khi mẫu thử được giữ ở vị trí treo sau khi rơi, quan sát dây đỡ cả người và ghi lại liệu có hay không
+ Sự xé rách bất kỳ vật liệu vải làm đai chính nào,
+ Sự xé rách bất kỳ đường may của dây chính nào,
+ Sự gãy một phần hoặc toàn bộ của bất kỳ khóa chốt hoặc khóa điều chỉnh nào,
+ Mở ngoài ý muốn của bất kỳ khoá chốt nào, hoặc
+ Các dây gây ra áp lực lên cổ của mẫu thử.
Và liệu có xé rách hoặc đứt bất kỳ chi tiết nào của dây cứu sinh tự co (ngoại trừ ở những chỗ xé được thiết kế có chủ ý để góp phần tiêu tán năng lượng) và liệu có xảy ra bất kỳ hiện tượng nào ở trên tương ứng với các bộ phận nối và các dụng cụ neo cùng với bất kỳ vết gãy từng phần hoặc mở ngoài ý muốn của các cổng.
- Với hệ thống thử đã được tháo rời và tháo dây đỡ cả người ra khỏi mẫu thử, lặp lại việc kiểm tra theo 6.3.2.6, ngoại trừ mục d) và e).
- Thực hiện phép thử tính năng theo 6.3.2.1 đến 6.3.2.7 đối với mỗi điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ cả người cụ thể. Một bộ các bộ phận/các hệ thống phụ mới phải được thử trong mỗi trường hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?