Hệ thống chữa cháy bằng bột khi kiểm tra, bảo dưỡng cần thực hiện như thế nào? Bột chữa cháy là gì?

Các quy định chung về hệ thống chữa cháy bằng bột được thực hiện như thế nào? Khi tôi tình cờ nghe được các anh công an mặc đồng phục phòng cháy và chữa cháy họ đang bàn luận về việc sử dụng bột chữa cháy. Đây là lần đầu tôi được nghe nói đến bột chữa cháy. Tôi không biết nó có được quy định trong văn bản pháp luật không? Nếu có hãy cho tôi biết căn cứ. Xin cảm ơn!

Bột chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6102:2020 (ISO 7202:2018) về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Bột quy định như sau:

Bột chữa cháy (extinguishing powder)

Chất chữa cháy được trộn bằng những hóa chất rắn, tán mịn, gồm một hoặc nhiều thành phần chủ yếu kết hợp các chất phụ gia nhằm hoàn thiện các đặc tính của nó.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "bột khô" đôi khi được sử dụng để biểu thị các chất chữa cháy kim loại đặc biệt và thuật ngữ "chất chữa cháy hóa chất khô" dùng để chỉ chất chữa cháy thuộc phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn này;

CHÚ THÍCH 2: Khi cần biểu thị một loại bột đặc biệt chỉ được chỉ định để chữa loại đám cháy nào thì thêm chữ hoa vào sau thuật ngữ bột. Những chữ hoa sử dụng trong tiêu chuẩn này theo TCVN 4878:2009 (ISO 3941:2007).

VÍ DỤ: "Bột BC” được chỉ định để dập các loại đám cháy B (các chất lỏng hoặc chất rắn có thể hóa lỏng) và loại đám cháy C (chất khí); “Bột ABC” được chỉ định để dập các loại đám cháy A (chất cháy rắn, khi cháy thường kèm theo sự tạo than hồng), loại đám cháy B và loại đám cháy C; "Bột D" được chỉ định để dập tắt đám cháy D (chất cháy kim loại).

Hệ thống chữa cháy bằng bột

Hệ thống chữa cháy bằng bột

Hệ thống chữa cháy bằng bột khi kiểm tra, bảo dưỡng cần thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.2.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định:

"3.2.5 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng bột
3.2.5.1 Để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, các nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng bột cần thực hiện theo quy định sau:
a) Hàng ngày tiến hành kiểm tra: Tình trạng đai kẹp bình; chỉ số áp suất khí nén kích hoạt hệ thống; những dấu vết có thể gây hư hỏng đối với bình bột, đường ống và đầu phun.
b) Mỗi quý một lần tiến hành kiểm tra trọng lượng bình khí nén kích hoạt hệ thống bằng phương pháp cân trọng lượng. Tình trạng hoạt động của dây, cáp, tín hiệu và cụm van đóng mở (van bình, cụm van phân phối) bằng phương pháp kiểm tra tín hiệu, cách ly với hoạt động có tải.
c) Sáu tháng một lần tiến hành kiểm tra vệ sinh đường ống, đầu phun bằng phương pháp thổi không khí nén.
3.2.5.2 Đối tượng các thiết bị hệ thống chữa cháy bằng bột phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối cùng đầu phun, các bình khí nén để phun bột chữa cháy, các bồn (bình) chứa bột, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển), thiết bị phương tiện hệ thống báo cháy.
3.2.5.3 Kết quả kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, cần được ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở."

Các quy định chung về hệ thống chữa cháy bằng bột được thực hiện như thế nào?

Theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định:

"2.4 Hệ thống chữa cháy bằng bột
2.4.1 Để chữa các đám cháy (mặt thoáng) khí đốt hóa lỏng, phải sử dụng bột chữa cháy (bột tổng hợp). Để chữa cháy các đám cháy khí đốt hóa lỏng chảy tràn ra dưới lớp đá dăm đối với Kho chứa, cảng xuất, nhập khí đốt cần sử dụng bọt chữa cháy có bội số nở thấp, nở trung bình. Phương tiện chữa cháy bằng bột được sử dụng gồm có:
a) Phương tiện chữa cháy di động (xe chữa cháy bằng bột hoặc Môdun bột chữa cháy);
b) Hệ thống chữa cháy cố định bằng bột (điều khiển tự động hoặc bằng tay);
c) Các bình bột chữa cháy (di động hoặc xách tay).
2.4.2 Khi thiết kế hệ thống chữa cháy cố định bằng bột, phải căn cứ vào việc lựa chọn chủng loại bột chữa cháy, phương pháp chữa cháy (cục bộ, toàn phần...) cường độ, lưu lượng phun chữa cháy cũng như khả năng kích thước của đám cháy có thể xảy ra và được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy cố định bằng bột hiện hành và không được thấp hơn yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
2.4.3 Việc trang bị hệ thống chữa cháy bằng bột kiểu môdun có điều khiển từ xa hoặc tại chỗ cần lựa chọn cho phù hợp cho các đối tượng sau:
a) Các thiết bị, phụ kiện (khóa van...) công nghệ bố trí trên mái bồn khí đốt công nghệ lạnh (loại không có áp suất);
b) Các thiết bị công nghệ của cảng xuất, nhập khí đốt.
2.4.4 Căn cứ chủng loại bột chữa cháy, cường độ phun bột chữa cháy đối với khí đốt hóa lỏng phải đáp ứng tối thiểu là 0,3 kg/(m2.giây).
2.4.5 Việc tính toán tổng khối lượng khí nén cần thiết cho hệ thống chữa cháy cố định bằng bột phải đáp ứng yêu cầu lượng khí cần thiết (theo tính toán) để phun hết bột chữa cháy cộng với lượng khí để thổi sạch đường ống sau khi chữa cháy và lượng khí dự trữ của hệ thống với hệ số bằng hai (2).
2.4.6 Lượng dự trữ bột chữa cháy cho hệ thống chữa cháy cố định bằng bột được tính bằng 100% lượng bột chữa cháy tính toán cần thiết.
2.4.7 Việc thiết kế đường ống phun của hệ thống chữa cháy cố định bằng bột phải sử dụng loại ống thép không hàn, chịu áp lực cao theo tính toán và đáp ứng yêu cầu góc uốn theo quy định để không ảnh hưởng đến sức cản ma sát phun bột chữa cháy.
2.4.8 Khi thiết kế hệ thống chữa cháy cố định bằng bột cho thiết bị trên mái bồn khí đốt công nghệ lạnh (loại không có áp suất), phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo việc phun bột chữa cháy (thông qua các lăng phun bột chuyên dụng, đầu phun bột cố định) cho phía trên mái bồn (nơi có bố trí thiết bị công nghệ, thiết bị an toàn) và nơi bố trí bơm xuất, nhập khí cho bồn;
b) Các lăng phun bột cần bố trí trên các tháp, giá đỡ để đảm bảo chiều cao, tầm phun xa và bố trí ở phía ngoài đê bao bảo vệ của nhóm bồn bể chứa.
2.4.9 Việc trang bị hệ thống chữa cháy cố định bằng bột cho khu vực cảng xuất, nhập khí đốt, theo quy định, sử dụng hệ thống bột chữa cháy kiểu mô-dun với việc sử dụng lăng phun và đường ống bột chữa cháy kéo dài hoặc sử dụng phương tiện chữa cháy di động với cường độ, lưu lượng phun chữa cháy theo quy định tham khảo tại Bảng C2 và C3 của Phụ lục C kèm theo Quy chuẩn này.
2.4.10 Việc bố trí hệ thống chữa cháy cố định bằng bột trong khu vực thiết bị công nghệ sản xuất ngoài nhà, phải đảm bảo khoảng cách yêu cầu từ bồn chứa bột đến đối tượng thiết bị bảo vệ tối thiểu là 5 mét.
2.4.11 Việc sử dụng nguồn điện kích hoạt khởi động từ xa đối với hệ thống chữa cháy bằng bột, phải tuân thủ và phù hợp quy định phân cấp, phân vùng an toàn phòng nổ theo quy định hiện hành."
Hệ thống chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13926:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy đóng gói (Package) quy định thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử thế nào đối với hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao?
Pháp luật
TCVN 5760:1993 về hệ thống chữa cháy? Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột khi kiểm tra, bảo dưỡng cần thực hiện như thế nào? Bột chữa cháy là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống chữa cháy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,261 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào