Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào?

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào? Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội phục vụ NLĐ khu công nghệ cao theo phương thức nào?

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 10/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao bao gồm hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự trong khu công nghệ cao và cơ sở hạ tầng thông tin. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao được quy hoạch, thiết kế và xây dựng hiện đại, đồng bộ, thân thiện môi trường, cung cấp các tiện ích quản lý thông minh.
Đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao, việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được định hướng theo tiêu chuẩn đô thị thông minh.
4. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao là hệ thống công trình hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật xây dựng, bao gồm các công trình giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, cây xanh, công viên, thương mại, dịch vụ, dịch vụ lưu trú và khu nhà ở (nằm ngoài ranh giới khu công nghệ cao) phục vụ trực tiếp cho người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm các công trình giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, cây xanh, công viên, thương mại, dịch vụ, dịch vụ lưu trú và khu nhà ở (nằm ngoài ranh giới khu công nghệ cao) phục vụ trực tiếp cho người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.

>> Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghệ cao được xác định thế nào? Khuyến khích sử dụng đất vào mục đích gì?

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào?

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào? (Hình từ Internet)

Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội phục vụ NLĐ khu công nghệ cao theo phương thức nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Chính sách phát triển hạ tầng xã hội phục vụ người lao động trong khu công nghệ cao
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch khu nhà ở và hệ thống công trình hạ tầng xã hội liền kề hoặc xung quanh khu công nghệ cao, đảm bảo kết nối giao thông thuận lợi, để phục vụ trực tiếp cho người lao động làm việc trong khu công nghệ cao đồng thời với việc xác định phương án phát triển khu công nghệ cao khi lập quy hoạch tỉnh và đảm bảo việc đầu tư xây dựng phù hợp với nhu cầu, tiến độ xây dựng khu công nghệ cao.
2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ kinh nghiệm, năng lực tham gia đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình hạ tầng xã hội.
Các công trình hạ tầng xã hội bao gồm công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, cây xanh và khu vui chơi giải trí sử dụng vào mục đích công cộng (trừ khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề có mật độ xây dựng các công trình kiến trúc gộp trên 5%) được đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc bằng các nguồn vốn xã hội hóa, vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ đầu tư phù hợp với thẩm quyền và quy định của pháp luật để thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao.
...

Như vậy, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ kinh nghiệm, năng lực tham gia đầu tư xây dựng kinh doanh công trình hạ tầng xã hội phục vụ phục vụ người lao động trong khu công nghệ cao theo phương thức đối tác công tư hoặc bằng các nguồn vốn xã hội hóa, vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.

Lưu ý: Các công trình hạ tầng xã hội phục vụ phục vụ người lao động trong khu công nghệ cao nêu trên bao gồm công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, cây xanh và khu vui chơi giải trí sử dụng vào mục đích công cộng (trừ khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề có mật độ xây dựng các công trình kiến trúc gộp trên 5%).

Nhà nước ưu tiên hỗ trợ những gì để xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ phát triển khoa học và công nghệ khu công nghệ cao?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Nghị định 10/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao
1. Vốn đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Nhà nước ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ tín dụng, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong khu công nghệ cao.
3. Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong khu công nghệ cao theo hình thức dự án đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xã hội hóa và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; tự nguyện ứng trước vốn phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng khu công nghệ cao.
...

Như vậy, Nhà nước ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ tín dụng, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong khu công nghệ cao.

Khu công nghệ cao TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHU CÔNG NGHỆ CAO
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ máy giúp việc Ban quản lý có cơ cấu tổ chức thế nào? Điều kiện thành lập bộ máy giúp việc Ban quản lý khu công nghệ cao là gì?
Pháp luật
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động của khu công nghệ cao bao gồm những công trình nào?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghệ cao được xác định thế nào? Khuyến khích sử dụng đất vào mục đích gì?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghệ cao là bao lâu? Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao có được cấp sổ đỏ không?
Pháp luật
Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp giá đất trong khu công nghệ cao đối với các loại đất trong khu công nghệ cao là mẫu nào?
Pháp luật
Dự án đầu tư trong khu công nghệ cao được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nào theo quy định?
Pháp luật
Đất sử dụng cho khu công nghệ cao là gì? Nhà nước có cho thuê đất hằng năm đối với đất sử dụng cho khu công nghệ cao không?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật do nhà nước đầu tư trong khu công nghệ cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu công nghệ cao
32 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu công nghệ cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khu công nghệ cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào