Hệ thống giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi là gì? Quá trình vận hành giếng phải thực hiện đầy đủ những công việc nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Hệ thống giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi là gì? Quá trình vận hành giếng phải thực hiện đầy đủ những công việc nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Lâm Đồng.

Hệ thống giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi là gì?

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010 thì hệ thống giếng khoan có kết cấu ống lọc được lắp đặt ở chân đê phía đồng để làm giảm áp lực thấm ở nền bằng cách cho thoát nước theo hình thức tự chảy về mùa lũ, kiểm soát quá trình thấm và ngăn ngừa xói ngầm, cát chảy làm mất ổn định nền đê. Nước thoát ra từ hệ thống giếng được dẫn theo hệ thống ống dẫn kết hợp tiêu thoát chân đê chảy vào các ao hồ nội đồng.

Thuật ngữ giếng giảm áp hiểu là: bao gồm cả hệ thống giếng, hệ thống ống dẫn kết hợp với tiêu thoát nước chân đê, hệ thống ống thu nước, hệ thống ống tiêu nước vào các ao hồ nội đồng.

Quá trình vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi phải thực hiện đầy đủ những công việc nào?

Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010, quá trình vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi phải thực hiện đầy đủ những công việc sau:

- Chuẩn bị thiết bị trước lũ.

- Tổ chức vận hành giếng giảm áp trong lũ.

- Lập báo cáo kết quả quan trắc.

- Phân tích số liệu, phát hiện và đề xuất các giếng phải duy tu bảo dưỡng hoặc xử lý.

- Sơ đồ công việc vận hành, bảo dưỡng giếng được nêu như trong Phụ lục E.

công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Công tác vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi được tổ chức thực hiện thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010, công tác vận hành giếng giảm áp cho đê của công trình thủy lợi được tổ chức thực hiện như sau:

(1) Công tác tuần tra, theo dõi quá trình làm việc của giếng theo lịch trình đã lập nêu trong điều 3.2.4. Kiểm tra tình trạng của hệ thống giếng, ống bảo vệ giếng, ống thu nước kết hợp tiêu nước chân đê, hố thu nước, ống thoát nước, máng đo lưu lượng, các thiết bị đo áp suất (piezometers), bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Nước thoát ra từ hệ thống giếng một cách tự do không bị cản trở

- Toàn bộ nước thoát ra khỏi miệng ống thoát phải chảy qua máng đo lưu lượng, không rò rỉ, chảy tràn.

(2) Công tác đo đạc, lấy mẫu nước.

- Đo lưu lượng nước thoát ra từ hệ thống giếng.

+ Đo mực nước, áp lực nước lố rỗng trong các thiết bị đo áp suất;

+ Ghi chép nước lũ (mực nước, lưu lượng) ở sông với trạm đo gần nhất;

+ Quan sát, mô tả độ đục của nước, sự xuất hiện các kết tủa màu đỏ, mức độ kết tủa, đóng cặn ở miệng các ống xả.

+ Mô tả, thống kê mọi sự thay đổi địa hình, địa vật ở trước đê (từ chân đê ra đến tận bờ sông) và sau đê (khoảng cách tối thiểu là 200m kể từ chân đê) có thể ảnh hưởng đến điều kiện cung cấp và tiêu thoát của dòng ngầm như đào lấy đất, đào giếng của dân, xây dựng công trình, đắp tôn nền làm sân vườn, san lấp ao hồ,….

+ Đo mực nước ở các ao hồ nội đồng;

+ Đo mực nước trong các giếng của dân;

+ Mô tả tình trạng làm việc của từng giếng, tình trạng mái đê, nền đê, các mạch sủi (nếu có).

+ Phạm vi thực hiện các mục trong khoảng cách tối thiểu là 200m kể từ chân đê phía đồng.

- Tần suất đo mực nước sông, mực nước ở các ao hồ nội đồng, mực nước trong các thiết bị đo áp suất và trong các giếng của dân, lưu lượng thoát của hệ thống giếng được quy định theo Phụ lục A.

- Các số liệu đo, mô tả phải được ghi vào các biểu tương ứng ngay tại hiện trường theo mẫu nêu trong Phụ lục B và C.

- Mùa lũ năm đầu tiên phải đo lưu lượng của hệ thống giếng tại tất cả các máng đo và đo lưu lượng trực tiếp của từng giếng bằng máy đo lưu tốc đứng trong giếng để làm tài liệu chuẩn so sánh. Đối với các giếng độc lập mà có bố trí máng đo lưu lượng tại cửa xả có thể chỉ cần đo lưu lượng tại máng đo mà không cần đo trực tiếp trong giếng. Các năm tiếp theo chỉ đo lưu lượng tại các máng đo, việc đo trực tiếp trong giếng bằng máy đo lưu tốc đứng chỉ thực hiện khi có yêu cầu cần xác định cho các giếng có vấn đề.

- Lưu lượng đọc tại máng đo được xác định theo biểu đồ nêu trong Phụ lục D căn cứ chiều cao mực nước chảy qua máng đo.

- Trong quá trình quan trắc định kỳ theo lịch trình, nếu phát hiện có cát ra theo nước, tức là giếng đang có vấn đề có thể dẫn đến tình huống khẩn cấp, phải lấy mẫu nước để phân tích hàm lượng cát, đồng thời thực hiện các thao tác quy định (xử lý khẩn cấp).

- Cách thức lấy mẫu như sau: đối với giếng độc lập, mẫu được lấy tại cửa xả, hoặc lấy trực tiếp trong giếng. Đối với nhóm giếng nối với nhau bằng ống thu nước, mẫu được lấy bằng thiết bị múc trực tiếp trong giếng.

- Lượng nước mỗi lần lấy ít nhất phải là 1 lít. Không được đổ bớt mẫu nước sau khi hứng hoặc múc vì lúc đó cát đã lắng, việc đổ bớt nước từ lượng nước đã lấy sẽ không còn bảo đảm khách quan tỷ lệ lượng cát ra theo nước.

- Việc lấy mẫu nước để phân tích thành phần hóa hoạc được thực hiện hàng năm, Mẫu được lấy tại máng đo lưu lượng vào những ngày đầu tiên nước thoát ra từ hệ thống giếng hoặc khi phát hiện thấy có kết tủa.

Lập báo cáo kết quả quan trắc.

Kết quả đo, quan trắc phải được lập thành báo cáo tuần, báo cáo tháng, chuyển cho Người xử lý số liệu cùng với toàn bộ các biểu ghi chép số liệu gốc ở hiện trường để phân tích xử lý. Khi gặp trường hợp khẩn cấp, phải báo ngay cho đơn vị chịu trách nhiệm xử lý mà không chờ đưa vào báo cáo tuần.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
1,014 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào