Hệ thống Internet Banking là gì? Để kiểm soát an ninh và bảo mật, kết nối từ bên ngoài vào hệ thống Internet Banking phải thông qua đâu?
Hệ thống Internet Banking là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 35/2016/TT-NHNN giải thích một số từ ngữ và thuật ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ và thuật ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ ngân hàng trên Internet (Internet Banking) là các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ trung gian thanh toán được các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet.
2. Hệ thống Internet Banking là một tập hợp có cấu trúc các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng truyền thông và an ninh bảo mật để sản xuất, truyền nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ Internet Banking.
3. Khách hàng là các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet Banking.
4. Mã khóa bí mật dùng một lần (One Time Password - OTP) là mã khóa bí mật có giá trị sử dụng một lần và có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định, thường được sử dụng như một yếu tố thứ 2 để xác thực người dùng truy cập ứng dụng hoặc thực hiện giao dịch Internet Banking.
...
Theo đó, hệ thống Internet Banking là một tập hợp có cấu trúc các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng truyền thông và an ninh bảo mật để sản xuất, truyền nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ Internet Banking.
Hệ thống Internet Banking là gì? Để kiểm soát an ninh và bảo mật, kết nối từ bên ngoài vào hệ thống Internet Banking phải thông qua đâu? (Hình từ Internet)
Để kiểm soát an ninh và bảo mật, kết nối từ bên ngoài vào hệ thống Internet Banking phải thông qua đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 35/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-NHNN như sau:
Hệ thống mạng, truyền thông và an ninh bảo mật
Đơn vị phải thiết lập hệ thống mạng, truyền thông và an ninh bảo mật đạt yêu cầu tối thiểu sau:
1. Hệ thống mạng được chia tách thành các phân vùng, tối thiểu gồm: phân vùng kết nối Internet, phân vùng trung gian giữa mạng nội bộ và mạng Internet (phân vùng DMZ), phân vùng người dùng, phân vùng quản trị, phân vùng máy chủ. Các máy tính phục vụ cho việc cung cấp thông tin trên Internet phải được đặt trong phân vùng DMZ. Các máy chủ lưu trữ, xử lý dữ liệu phải được đặt trong phân vùng máy chủ.
2. Trang bị các giải pháp an ninh bảo mật cho hệ thống Internet Banking, tối thiểu gồm: thiết bị tường lửa; phòng chống vi rút; phòng chống tấn công từ chối dịch vụ; tường lửa bảo vệ lớp ứng dụng và phòng chống tấn công xâm nhập.
3. Thông tin khách hàng không được lưu trữ tại phân vùng kết nối Internet và phân vùng DMZ.
4. Kết nối từ bên ngoài vào hệ thống Internet Banking phải thông qua phân vùng DMZ để kiểm soát an ninh, bảo mật.
5. Thiết lập chính sách hạn chế tối đa các dịch vụ, cổng kết nối vào hệ thống Internet Banking.
...
Như vậy, để kiểm soát an ninh và bảo mật, kết nối từ bên ngoài vào hệ thống Internet Banking phải thông qua phân vùng DMZ.
Nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc cung cấp dịch vụ Internet Banking được quy định thế nào?
Nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc cung cấp dịch vụ Internet Banking được quy định tại Điều 3 Thông tư 35/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Hệ thống Internet Banking là hệ thống thông tin quan trọng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.
(2) Đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn của thông tin khách hàng; đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống Internet Banking để cung cấp dịch vụ một cách liên tục.
(3) Các thông tin giao dịch của khách hàng được đánh giá mức độ rủi ro theo từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch và trên cơ sở đó cung cấp biện pháp xác thực giao dịch phù hợp cho khách hàng lựa chọn. Biện pháp xác thực giao dịch phải đáp ứng:
- Áp dụng tối thiểu biện pháp xác thực đa thành tố khi thay đổi thông tin định danh khách hàng;
- Áp dụng các biện pháp xác thực cho từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Đối với giao dịch gồm nhiều bước, phải áp dụng tối thiểu biện pháp xác thực tại bước phê duyệt cuối cùng.
(4) Thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh, bảo mật hệ thống Internet Banking theo định kỳ hàng năm.
(5) Thường xuyên nhận dạng rủi ro, nguy cơ gây ra rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra rủi ro, kịp thời có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý rủi ro trong cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.
(6) Các trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ Internet Banking phải có bản quyền, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Với các trang thiết bị sắp hết vòng đời sản phẩm và sẽ không được nhà sản xuất tiếp tục hỗ trợ, đơn vị phải có kế hoạch nâng cấp, thay thế theo thông báo của nhà sản xuất, bảo đảm các trang thiết bị hạ tầng có khả năng cài đặt phiên bản phần mềm mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?