Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm bao nhiêu kiểu đất ngập nước? Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu như thế nào?
- Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm bao nhiêu kiểu đất ngập nước? Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu như thế nào?
- Dựa cơ sở nào mà có thể phân loại đất ngập nước ở Việt Nam thành 03 nhóm với 26 kiểu?
- Có những nguyên tắc trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước?
Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm bao nhiêu kiểu đất ngập nước? Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu như thế nào?
Căn cứ tại Phần 2 Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT:
Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm 03 nhóm với 26 kiểu.
Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu bởi những chữ cái tiếng Việt viết tắt cho kiểu (từ hai đến ba ký tự) và tương ứng với các ký hiệu kiểu đất ngập nước theo phân loại các kiểu đất ngập nước của Công ước Ramsar.
Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Đất ngập nước ven biển, ven đảo
Tên kiểu đất ngập nước | Kí hiệu của Việt Nam | Ký hiệu của Ramsar |
1. Vùng biển nông ven bờ, bao gồm cả vũng, vịnh | Vbn | A |
2. Thảm cỏ biển | Tcb | B |
3. Rạn san hô | Rsh | C |
4. Các vùng bờ biển vách đá, kể cả vùng có vách đá ngoài khơi | Bvd | D |
5. Bãi vùng gian triều, bao gồm cả bãi bùn sét, cát, sỏi, cuội, cồn cát | Bgt | E, G |
6. Vùng nước cửa sông | Vcs | F |
7. Rừng ngập mặn | Rnm | I |
8. Đầm, phá ven biển | Dp | J |
9. Các-xtơ và hệ thống thủy văn ngầm ven biển, ven đảo (bao gồm cả thung hoặc tùng, áng) | Cvb | Zk(a) |
Nhóm 2: Đất ngập nước nội địa
Tên kiểu đất ngập nước | Kí hiệu của Việt Nam | Ký hiệu của Ramsar |
1. Sông, suối có nước thường xuyên | Stx | M |
2. Sông, suối có nước theo mùa | Stm | N |
3. Hồ tự nhiên | Htn | O, P |
4. Vùng đất than bùn có rừng, cây bụi hoặc không có thực vật che phủ | Tb | U, Xp |
5. Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa | Cb | W |
6. Vùng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa | Cg | Xf |
7. Suối, điểm nước nóng, nước khoáng | Snn | Y, Zg |
8. Hệ thống thủy văn ngầm các-xtơ và hang, động nội địa | Cnd | Zk(b) |
Nhóm 3: Đất ngập nước nhân tạo
Tên kiểu đất ngập nước | Kí hiệu của Việt Nam | Ký hiệu của Ramsar |
1. Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ | Anm | 1, 2 |
2. Đồng cói | Dc | 4 |
3. Đồng muối | Dm | 5 |
4. Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt | Ann | 1, 2 |
5. Đất canh tác nông nghiệp | Dnn | 3 |
6. Hồ chứa nước nhân tạo | Hnt | 6 |
7. Moong khai thác khoáng sản | Mks | 7 |
8. Ao, hồ chứa và xử lý nước thải | Vxl | 8 |
9. Sông đào, kênh, mương, rạch | Sd | 9 |
Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm bao nhiêu kiểu đất ngập nước? Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu như thế nào? (Hình từ Internet)
Dựa cơ sở nào mà có thể phân loại đất ngập nước ở Việt Nam thành 03 nhóm với 26 kiểu?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT về phân loại đất ngập nước
Phân loại đất ngập nước
1. Phân loại đất ngập nước là việc xác định các kiểu đất ngập nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
2. Căn cứ vào các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau:
a) Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nước tự nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo (ký hiệu nhóm I);
b) Vùng đất ngập nước nội địa là những vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển (ký hiệu nhóm II);
c) Vùng đất ngập nước nhân tạo là các vùng đất ngập nước được hình thành do tác động của con người (ký hiệu nhóm III).
3. Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo được xác định gồm các vùng sau:
a) Vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm;
b) Vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển.
4. Vùng đất ngập nước không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này là vùng đất ngập nước nội địa và ranh giới được xác định từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở vào đất liền.
5. Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, yếu tố sinh vật, hiện trạng sử dụng đất và mặt nước, các vùng đất ngập nước thuộc 03 nhóm quy định tại khoản 2 Điều này được phân loại thành 26 kiểu đất ngập nước theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, căn cứ vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, yếu tố sinh vật, hiện trạng sử dụng đất và mặt nước mà Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam được phân thành 03 nhóm với 26 kiểu.
Có những nguyên tắc trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được quy định như sau:
- Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.
- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.
- Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?