Hệ thống phòng chống cháy nổ trong hầm đường bộ đô thị phải tuân thủ các quy định nào và bố trí hệ thống cấp nước và thoát nước trong hầm đường bộ đô thị ra sao?
Hệ thống phòng chống cháy nổ trong hầm đường bộ đô thị phải tuân thủ các quy định nào?
Căn cứ theo tiết 2.12.5 tiểu mục 2.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.12. Công trình giao thông ngầm đô thị
...
2.12.5. Hệ thống phòng chống cháy nổ
Hệ thống phòng chống cháy nổ trong hầm giao thông phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2010/BXD và được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt.
...
Theo đó, hệ thống phòng chống cháy nổ trong hầm giao thông phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2010/BXD và được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt.
Tuy nhiên văn bản này hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Phải bố trí hệ thống cấp nước và thoát nước trong hầm đường bộ đô thị như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.12.9 tiểu mục 2.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.12. Công trình giao thông ngầm đô thị
...
2.12.9. Hệ thống cấp nước và thoát nước
1) Phải bố trí hệ thống cấp thoát nước cho hầm đường bộ, đảm bảo yêu cầu khai thác vận hành hầm an toàn.
2) Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước mặt chảy vào từ cửa hầm và nước rửa hầm. Hệ thống thoát nước trong hầm phải tuân thủ QCVN 07-2:2016/BXD.
3) Hệ thống cấp nước phải đảm bảo đủ lưu lượng và áp lực cho các yêu cầu về khai thác sử dụng, vệ sinh công nghiệp và cho công tác phòng chống cháy trong hầm.
...
Theo đó, phải bố trí hệ thống cấp thoát nước cho hầm đường bộ, đảm bảo yêu cầu khai thác vận hành hầm an toàn.
- Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước mặt chảy vào từ cửa hầm và nước rửa hầm. Hệ thống thoát nước trong hầm phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-2:2016/BXD.
- Hệ thống cấp nước phải đảm bảo đủ lưu lượng và áp lực cho các yêu cầu về khai thác sử dụng, vệ sinh công nghiệp và cho công tác phòng chống cháy trong hầm.
Hầm đường bộ đô thị (Hình từ Internet)
Thiết kế hình học hầm đường bộ đô thị được quy định như thế nào?
Theo tiết 2.12.3 tiểu mục 2.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD quy định về thiết kế hình học hầm đường bộ đô thị sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.12. Công trình giao thông ngầm đô thị
...
2.12.3 Quy định về thiết kế hình học hầm đường bộ đô thị
1) Mặt bằng hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.1 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về tầm nhìn, về bán kính đường cong nằm tối thiểu.
2) Mặt cắt dọc hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.2 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về bán kính tối thiểu đường cong nằm, chiều dài tối thiểu đổi dốc, bán kính tối thiểu đường cong đứng lồi, đường cong đứng lõm, chiều dài đường cong đứng tối thiểu, độ dốc dọc tối thiểu đảm bảo thoát nước tự nhiên của các rãnh biên; độ dốc dọc tối đa là 4 %.
3) Mặt cắt ngang hầm đường bộ:
- Mặt cắt ngang hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.3 và các quy định kích thước tối thiểu trong Bảng 3 về số làn xe của phần xe chạy, chiều rộng 1 làn xe, chiều rộng dải an toàn và Bảng 4 về độ dốc ngang phần xe chạy;
- Kích thước mặt cắt ngang bên trong hầm giao thông phải được xác định trên cơ sở đảm bảo lưu lượng giao thông quy định đối với cấp đường thiết kế có xét thêm không gian đặt các thiết bị thông gió, chiếu sáng, cấp cứu, biển báo.
...
- Mặt bằng hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.1 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về tầm nhìn, về bán kính đường cong nằm tối thiểu.
- Mặt cắt dọc hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.2 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về bán kính tối thiểu đường cong nằm, chiều dài tối thiểu đổi dốc, bán kính tối thiểu đường cong đứng lồi, đường cong đứng lõm, chiều dài đường cong đứng tối thiểu, độ dốc dọc tối thiểu đảm bảo thoát nước tự nhiên của các rãnh biên; độ dốc dọc tối đa là 4 %.
- Mặt cắt ngang hầm đường bộ:
+ Mặt cắt ngang hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.3 và các quy định kích thước tối thiểu trong Bảng 3 về số làn xe của phần xe chạy, chiều rộng 1 làn xe, chiều rộng dải an toàn và Bảng 4 về độ dốc ngang phần xe chạy;
+ Kích thước mặt cắt ngang bên trong hầm giao thông phải được xác định trên cơ sở đảm bảo lưu lượng giao thông quy định đối với cấp đường thiết kế có xét thêm không gian đặt các thiết bị thông gió, chiếu sáng, cấp cứu, biển báo.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD không bao gồm các công trình giao thông như tàu điện ngầm, đường sắt đô thị, cảng đường thủy, sân bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?