Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng hệ thống?
Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hệ thống quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan” là hệ thống ứng dụng để thực hiện quản lý các nhóm công việc trong lĩnh vực tổ chức cán bộ:
- Quản lý về tuyển dụng, biên chế, ký kết hợp đồng lao động;
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
- Quản lý hồ sơ và quá trình công tác nhân sự;
- Quản lý về chính sách cán bộ và tổ chức bộ máy;
- Khai thác các báo cáo liên quan đến quản lý nhân sự.
...
Theo quy định nêu trên thì Hệ thống quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan là hệ thống ứng dụng để thực hiện quản lý các nhóm công việc trong lĩnh vực tổ chức cán bộ:
- Quản lý về tuyển dụng, biên chế, ký kết hợp đồng lao động;
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
- Quản lý hồ sơ và quá trình công tác nhân sự;
- Quản lý về chính sách cán bộ và tổ chức bộ máy;
- Khai thác các báo cáo liên quan đến quản lý nhân sự.
Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan?
Theo Điều 4 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Truy nhập trái phép hoặc cố ý nâng quyền truy cập vào Hệ thống QLCBTT khi chưa được phép của người có thẩm quyền;
2. Sử dụng thông tin từ Hệ thống QLCBTT vào mục đích vụ lợi cá nhân, các mục đích xuyên tạc sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm công chức.
3. Cung cấp hoặc cố ý để lộ tên đăng nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào Hệ thống QLCBTT cho cá nhân, tổ chức không được giao quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Theo quy định nêu trên khi sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Truy nhập trái phép hoặc cố ý nâng quyền truy cập vào Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan khi chưa được phép của người có thẩm quyền;
- Sử dụng thông tin từ Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan vào mục đích vụ lợi cá nhân, các mục đích xuyên tạc sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm công chức.
- Cung cấp hoặc cố ý để lộ tên đăng nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan cho cá nhân, tổ chức không được giao quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Nguyên tắc phân cấp, phân quyền sử dụng và quản lý Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp, phân quyền
1. Nguyên tắc chung:
Đối với việc phân cấp sử dụng và quản lý Hệ thống QLCBTT, các đơn vị, công chức liên quan phải tuân thủ quy định về phân cấp quản lý cán bộ tại Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 24/3/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1456/QĐ-TCHQ ngày 27/4/2017 của Tổng cục Hải quan.
2. Đối với đơn vị:
- Đơn vị được giao tiếp nhận, quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ lao động có trách nhiệm cập nhật, khai thác số liệu về hồ sơ cán bộ thuộc phạm vi được giao quản lý.
- Đơn vị có thẩm quyền quyết định có liên quan đến nhân sự theo phân cấp quản lý cán bộ (ví dụ: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, luân chuyển, điều động, chế độ ngạch, chế độ lương, chế độ bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật...) thì có trách nhiệm cập nhật kết quả vào hệ thống QLCBTT.
- Mỗi đơn vị chỉ được tra cứu thông tin hồ sơ cán bộ (xem, khai thác dữ liệu cán bộ) thuộc phạm vi của cấp đơn vị mình quản lý.
- Tài khoản cấp cho các đơn vị theo mục đích sử dụng của đơn vị, không cấp cụ thể theo tên cá nhân. Thủ trưởng đơn vị sẽ có trách nhiệm giao tài khoản cho công chức, viên chức quản lý sử dụng theo yêu cầu công việc.
Ví dụ:
+ Vụ TCCB (Nhân sự 1, nhân sự 2...; Chính sách cán bộ 1, chính sách cán bộ 2...).
+ Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL 1, ĐTCBL 2...).
3. Đối với công chức:
Công chức được giao thực hiện các thủ tục để ban hành các quyết định và văn bản liên quan về tổ chức cán bộ phải cập nhật kết quả do mình tham mưu thực hiện vào Hệ thống QLCBTT sau khi hoàn thành công việc được giao và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, dữ liệu do mình cập nhật.
Căn cứ trên quy định đối với việc phân cấp sử dụng và quản lý Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan, các đơn vị, công chức liên quan phải tuân thủ quy định về phân cấp quản lý cán bộ tại Quyết định 538/QĐ-BTC năm 2017 và Quyết định 2939/QĐ-TCHQ năm 2020 (thay thế Quyết định 1456/QĐ-TCHQ năm 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?