Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền? Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
...

Theo đó, hệ thống thoát nước là một phần của công trình đường sắt bên cạnh các thành phần như đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)

Làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Hành vi làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt;
b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;
c) Để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Làm che lấp tín hiệu giao thông đường sắt;
đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;
e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong lòng đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
g) Bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình đường sắt.
...

Theo đó, phạt hành chính số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt.

Tổ chức, cá nhân phải khôi phục hiện trạng ban đầu của hệ thống thoát nước đã làm hư hỏng đúng không?

Theo điểm d khoản 6 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
...
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của hệ thống thoát nước công trình đường sắt đã bị thay đổi do mình gây ra.

Hệ thống thoát nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhóm ngành lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước có bao gồm công việc cụ thể nhằm đảm bảo tiêu thoát nước mưa không?
Pháp luật
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn dài nhất là bao lâu? Có được gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn không?
Pháp luật
Khi đấu nối hệ thống thoát nước có cần thiết phải quan tâm đến lượng nước thải thấm vào lòng đất hay không?
Pháp luật
Thỏa thuận đấu nối là gì? Những trường hợp nào được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước theo quy định?
Pháp luật
Việc lập hồ sơ quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước của đơn vị thoát nước bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Cống thoát nước của hộ thoát nước là gì? Cống thoát nước thải của hộ thoát nước có cần phải nối với hộp đấu nối không?
Pháp luật
Xác định khối lượng nước thải đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài ra sao?
Pháp luật
Hệ thống thoát nước thải được hiểu là gì? Việc quản lý hệ thống thoát nước thải gồm những vấn đề nào?
Pháp luật
Mục tiêu khái quát chính để quản lý tài sản của hệ thống thoát nước là gì? Trong quản lý tài sản của hệ thống thoát nước có bao nhiêu đầu mối chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống thoát nước
868 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống thoát nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống thoát nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào