Hệ thống thông gió và hệ thống chiếu sáng trong hầm đường bộ đô thị hiện nay được quy định như thế nào?
Hệ thống thông gió và hệ thống chiếu sáng trong hầm đường bộ đô thị hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.12.6 và tiết 2.12.7 tiểu mục 2.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.12. Công trình giao thông ngầm đô thị
...
2.12.6. Hệ thống thông gió
1) Phải bố trí hệ thống thông gió trong hầm đường bộ, đảm bảo không ảnh hưởng có hại đối với người tham gia giao thông và tầm nhìn xe chạy trong hầm.
2) Lượng khói hạn chế tầm nhìn và lượng khí thải phải được kiểm soát, đáp ứng các quy định về xây dựng các công trình giao thông.
2.12.7. Hệ thống chiếu sáng
Phải bố trí hệ thống chiếu sáng trong hầm đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt cũng như các yêu cầu an toàn cho các phương tiện và cho người khi qua hầm. Hệ thống chiếu sáng cho hầm giao thông phải tuân thủ QCVN 07-7:2016/BXD.
...
Theo đó, đối với hệ thống thông gió phải bố trí hệ thống thông gió trong hầm đường bộ, đảm bảo không ảnh hưởng có hại đối với người tham gia giao thông và tầm nhìn xe chạy trong hầm.
Và lượng khói hạn chế tầm nhìn và lượng khí thải phải được kiểm soát, đáp ứng các quy định về xây dựng các công trình giao thông.
Đối với hệ thống chiếu sáng: Phải bố trí hệ thống chiếu sáng trong hầm đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt cũng như các yêu cầu an toàn cho các phương tiện và cho người khi qua hầm. Hệ thống chiếu sáng cho hầm giao thông phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-7:2016/BXD.
Hệ thống công trình phụ trợ trong hầm đường bộ đô thị phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo tiết 2.12.4 tiểu mục 2.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.12. Công trình giao thông ngầm đô thị
...
2.12.4. Yêu cầu về hệ thống công trình phụ trợ trong hầm đường bộ
1) Hệ thống hầm thoát hiểm
- Đối với hầm đường bộ đô thị có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 500 m, phải xây dựng hầm thoát hiểm;
- Trường hợp xây dựng 2 hầm trên tuyến không yêu cầu xây dựng hầm thoát hiểm riêng và sử dụng hầm này làm chức năng thoát hiểm cho hầm kia, ngách ngang nối từ hầm chính sang hầm thoát hiểm được xây dựng với khoảng cách tối đa 400 m cho người và tối đa 1 600 m cho xe ô tô.
2) Điểm dừng xe khẩn cấp trong hầm
Phải xây dựng các điểm dừng xe khẩn cấp với khoảng cách tối đa 400 m cho mỗi chiều xe chạy.
...
Theo đó, yêu cầu về hệ thống công trình phụ trợ trong hầm đường bộ như sau:
- Hệ thống hầm thoát hiểm
+ Đối với hầm đường bộ đô thị có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 500 m, phải xây dựng hầm thoát hiểm;
+ Trường hợp xây dựng 2 hầm trên tuyến không yêu cầu xây dựng hầm thoát hiểm riêng và sử dụng hầm này làm chức năng thoát hiểm cho hầm kia, ngách ngang nối từ hầm chính sang hầm thoát hiểm được xây dựng với khoảng cách tối đa 400 m cho người và tối đa 1 600 m cho xe ô tô.
- Điểm dừng xe khẩn cấp trong hầm
Phải xây dựng các điểm dừng xe khẩn cấp với khoảng cách tối đa 400 m cho mỗi chiều xe chạy.
Hầm đường bộ đô thị (Hình từ Internet)
Muốn xây dựng công trình hầm đường bộ đô thị thì không gian xây dựng phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ theo tiết 2.12.2 tiểu mục 2.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.12. Công trình giao thông ngầm đô thị
...
2.12.2. Không gian xây dựng công trình hầm đường bộ đô thị
1) Khi thiết kế và xây dựng hầm đường bộ trong đô thị phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
2) Không gian trong hầm được bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên đường cũng như xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai, bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành, bảo dưỡng hầm.
3) Đối với hầm cho người đi bộ trong đô thị, phải xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các chức năng kết hợp khác. Phải đảm bảo trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.
4) Đối với các hầm đường bộ đô thị: cho phép xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng như công viên, bãi đỗ xe và các công trình công cộng khác trên mặt đất, nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn và sử dụng của các công trình liền kề.
...
Như vậy, khi thiết kế và xây dựng hầm đường bộ trong đô thị phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
- Không gian trong hầm được bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên đường cũng như xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai, bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành, bảo dưỡng hầm.
- Đối với hầm cho người đi bộ trong đô thị, phải xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các chức năng kết hợp khác. Phải đảm bảo trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD.
- Đối với các hầm đường bộ đô thị: cho phép xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng như công viên, bãi đỗ xe và các công trình công cộng khác trên mặt đất, nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn và sử dụng của các công trình liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?