Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện chức năng gì trong việc quản lý hóa chất, vật tư tiêu hao?
- Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép tra cứu thông tin gì về yêu cầu xét nghiệm?
- Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện chức năng gì trong việc quản lý hóa chất, vật tư tiêu hao?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện gì về nhân lực công nghệ thông tin để quản trị, vận hành Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm?
Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép tra cứu thông tin gì về yêu cầu xét nghiệm?
Căn cứ Mục 1 Phần II Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3725/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:
HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ XÉT NGHIỆM
1. Tiếp nhận yêu cầu xét nghiệm
...
c) Cấp nhãn mẫu xét nghiệm: Mã mẫu xét nghiệm được hệ thống phát sinh tự động và duy nhất trên toàn hệ thống, được sử dụng trong cả quá trình thực hiện xét nghiệm tại phòng xét nghiệm. Thông tin trong nhận mẫu xét nghiệm tối thiểu phải có thông tin rõ ràng về mã mẫu xét nghiệm.
d) Tra cứu thông tin về yêu cầu xét nghiệm và xem lại lịch sử:
- LIS cho phép tra cứu thông tin người bệnh, bệnh phẩm theo nhiều tiêu chí như mã bệnh phẩm, tên bệnh phẩm, trạng thái, thời gian, lịch sử thực hiện xét nghiệm và cho phép hiển thị, in kết quả tìm kiếm.
- LIS cho phép quản lý danh sách, thông tin chi tiết các chỉ định và kết quả xét nghiệm đã thực hiện; quản lý được trạng thái của quá trình xét nghiệm như đã lấy/chưa lấy mẫu, đã xét nghiệm/chưa xét nghiệm, đã có kết quả/chưa có kết quả.
2. Quản lý hàng đợi
LIS cho phép quản lý được hàng đợi mẫu xét nghiệm, người bệnh đợi lấy mẫu xét nghiệm; hàng đợi xét nghiệm, người bệnh đợi lấy kết quả xét nghiệm và cho phép kết nối hàng đợi với màn hình để thông báo cho người bệnh đợi lấy mẫu, kết quả xét nghiệm.
...
Như vậy, theo quy định, hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép tra cứu thông tin về yêu cầu xét nghiệm, bao gồm:
- Tra cứu thông tin người bệnh, bệnh phẩm theo nhiều tiêu chí như mã bệnh phẩm, tên bệnh phẩm, trạng thái, thời gian, lịch sử thực hiện xét nghiệm và cho phép hiển thị, in kết quả tìm kiếm.
- Cho phép quản lý danh sách, thông tin chi tiết các chỉ định và kết quả xét nghiệm đã thực hiện; quản lý được trạng thái của quá trình xét nghiệm như đã lấy/chưa lấy mẫu, đã xét nghiệm/chưa xét nghiệm, đã có kết quả/chưa có kết quả.
Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép tra cứu thông tin gì về yêu cầu xét nghiệm? (Hình từ Internet)
Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện chức năng gì trong việc quản lý hóa chất, vật tư tiêu hao?
Căn cứ Mục 4 Phần II Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3725/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:
HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ XÉT NGHIỆM
...
4. Quản lý hóa chất, vật tư tiêu hao
LIS cho phép thực hiện các chức năng sau:
a) Khai báo tồn kho hóa chất xét nghiệm; lập các phiếu nhập, xuất kho hóa chất xét nghiệm; xem tồn kho hóa chất xét nghiệm.
b) Cập nhật vật tư tiêu hao và hóa chất từ kho hóa chất xét nghiệm được sử dụng trong từng mẫu xét nghiệm.
c) Tạo sẵn mẫu định mức vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng cho từng loại xét nghiệm.
d) Thống kê vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng trong từng loại xét nghiệm.
đ) Thống kê vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng trong từng thiết bị xét nghiệm.
e) Quản lý và kết xuất các thông tin, tạo lập, in báo cáo nhập, xuất, tồn kho xét nghiệm.
g) Thống kê vật tư tiêu hao và hóa chất theo số lô, hạn sử dụng, ưu tiên sử dụng vật tư tiêu hao, hoá chất có hạn sử dụng gần nhất.
5. Kết nối máy xét nghiệm
a) LIS cần có chức năng kết nối với máy xét nghiệm để gửi chỉ định và nhận kết quả trả lời tự động:
...
Như vậy, trong việc quản lý hóa chất, vật tư tiêu hao, hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện các chức năng sau đây:
(1) Khai báo tồn kho hóa chất xét nghiệm; lập các phiếu nhập, xuất kho hóa chất xét nghiệm; xem tồn kho hóa chất xét nghiệm.
(2) Cập nhật vật tư tiêu hao và hóa chất từ kho hóa chất xét nghiệm được sử dụng trong từng mẫu xét nghiệm.
(3) Tạo sẵn mẫu định mức vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng cho từng loại xét nghiệm.
(4) Thống kê vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng trong từng loại xét nghiệm.
(5) Thống kê vật tư tiêu hao và hóa chất sử dụng trong từng thiết bị xét nghiệm.
(6) Quản lý và kết xuất các thông tin, tạo lập, in báo cáo nhập, xuất, tồn kho xét nghiệm.
(7) Thống kê vật tư tiêu hao và hóa chất theo số lô, hạn sử dụng, ưu tiên sử dụng vật tư tiêu hao, hoá chất có hạn sử dụng gần nhất.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện gì về nhân lực công nghệ thông tin để quản trị, vận hành Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm?
Căn cứ Mục 2 Phần III Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3725/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:
HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
...
c) Hệ thống máy chủ và thiết bị đi kèm đảm bảo đủ công suất, hiệu năng, tốc độ xử lý đáp ứng được yêu cầu triển khai và vận hành hệ thống tại phòng xét nghiệm. Hệ thống máy chủ có tính sẵn sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để hoạt động liên tục.
d) Đảm bảo đủ số lượng máy trạm, máy in, các thiết bị phụ trợ có cấu hình phù hợp để vận hành hệ thống phần mềm quản lý xét nghiệm và công tác chuyên môn.
đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BYT và Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử tại các đơn vị trong ngành Y tế.
2. Nhân lực công nghệ thông tin
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất một cán bộ có trình độ từ trung cấp công nghệ thông tin trở lên để quản trị, vận hành LIS.
Như vậy, theo quy định, để quản trị, vận hành Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất một cán bộ có trình độ từ trung cấp công nghệ thông tin trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?