Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp được hoạt động nhằm mục đích gì? Các loại văn bản nào bắt buộc trao đổi qua Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp?
Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp được hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế Quản lý, sử dụng Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 290/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về vai trò, mục đích của Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp như sau:
Vai trò, mục đích của Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp
Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp nhằm phục vụ các đơn vị và cá nhân trong việc gửi, nhận thông tin dưới dạng thư điện tử qua mạng nội bộ và mạng Internet, phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp được hoạt động nhằm mục đích là phục vụ các đơn vị và cá nhân trong việc gửi, nhận thông tin dưới dạng thư điện tử qua mạng nội bộ và mạng Internet, phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Các loại văn bản nào bắt buộc trao đổi qua Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Quản lý, sử dụng Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 290/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về các loại văn bản, thông tin được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử và tính hiệu lực của các văn bản khi chuyển qua hộp thư điện tử như sau:
Các loại văn bản, thông tin được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử và tính hiệu lực của các văn bản khi chuyển qua hộp thư điện tử
1. Các loại văn bản bắt buộc trao đổi, gửi nhận qua Hệ thống thư điện tử (trừ văn bản mật và văn bản được trao đổi qua các hệ thống thông tin điện tử khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp) bao gồm:
- Những văn bản gửi đến đơn vị để biết, lịch công tác, tài liệu phục vụ các cuộc họp;
- Công văn đôn đốc các đơn vị: thực hiện các nhiệm vụ mà Lãnh đạo Bộ giao; chuẩn bị văn bản, đề án trình trong tháng, quý, năm; góp ý Báo cáo phục vụ giao ban, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; nhắc nhở các đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, giao nhiệm vụ bổ sung khác;
- Công văn về việc tổ chức kỷ niệm và rút kinh nghiệm công tác tổ chức sau các hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các công văn mang tính chất kêu gọi.
2. Khuyến khích sử dụng Hệ thống thư điện tử để gửi, nhận các loại văn bản: thư mời, công văn (trừ những công văn quy định tại khoản 1 Điều 7), báo cáo các loại, những thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và các văn bản khác.
3. Những văn bản được chuyển qua Hệ thống thư điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch và đơn vị gửi không phải gửi thêm văn bản giấy.
4. Tăng cường sử dụng Hệ thống thư điện tử để trao đổi các loại văn bản, tài liệu với người dân và doanh nghiệp khi cung cấp các dịch vụ công.
Như vậy, theo quy định trên thì các loại văn bản bắt buộc trao đổi qua Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp gồm:
- Những văn bản gửi đến đơn vị để biết, lịch công tác, tài liệu phục vụ các cuộc họp;
- Công văn đôn đốc các đơn vị: thực hiện các nhiệm vụ mà Lãnh đạo Bộ giao; chuẩn bị văn bản, đề án trình trong tháng, quý, năm; góp ý Báo cáo phục vụ giao ban, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; nhắc nhở các đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, giao nhiệm vụ bổ sung khác;
- Công văn về việc tổ chức kỷ niệm và rút kinh nghiệm công tác tổ chức sau các hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các công văn mang tính chất kêu gọi.
Thủ trưởng đơn vị thuộc của Bộ Tư pháp có trách nhiệm như thế nào về sử dụng Hệ thống thư điện tử?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế Quản lý, sử dụng Hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 290/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về quản lý, sử dụng hộp thư điện tử cá nhân như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị sử dụng Hệ thống thư điện tử
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm cung cấp danh sách của cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được sử dụng hộp thư điện tử cá nhân; kịp thời thông báo việc thay đổi các thông tin liên quan đến hộp thư điện tử của cá nhân trong đơn vị mình để Cục Công nghệ thông tin cập nhật vào danh bạ thư điện tử của Bộ.
Trong phạm vi nội bộ từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quy định việc khai thác, sử dụng Hệ thống thư điện tử đúng mục đích và đúng quy định để phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng đơn vị thuộc của Bộ Tư pháp sử dụng Hệ thống thư điện tử có trách nhiệm như sau:
- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm cung cấp danh sách của cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được sử dụng hộp thư điện tử cá nhân; kịp thời thông báo việc thay đổi các thông tin liên quan đến hộp thư điện tử của cá nhân trong đơn vị mình để Cục Công nghệ thông tin cập nhật vào danh bạ thư điện tử của Bộ.
- Trong phạm vi nội bộ từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quy định việc khai thác, sử dụng Hệ thống thư điện tử đúng mục đích và đúng quy định để phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng đơn vị
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?