Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay bao gồm bao nhiêu tuyến? Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay bao gồm bao nhiêu tuyến?
Căn cứ vào Điều 81 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bao gồm 4 tuyến như sau:
a) Tuyến trung ương;
b) Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Tuyến xã, phường, thị trấn.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến dưới.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của từng tuyến quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay của Nhà nước bao gồm 4 tuyến như sau:
a) Tuyến trung ương;
b) Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Tuyến xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT hướng dẫn cụ thể về các tuyến chuyên môn kỹ thuật như sau:
Các tuyến chuyên môn kỹ thuật
1. Tuyến trung ương (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng đặc biệt;
b) Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;
2. Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tuyến 2) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;
b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
3. Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh;
b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
4. Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
c) Phòng khám bác sỹ gia đình.
5. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:
a) Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân phù hợp với quy định của Thông tư này.
Như vậy, các tuyến chuyên môn kỹ thuật được quy định cụ thể như sau:
- Tuyến trung ương (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng đặc biệt;
b) Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;
- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tuyến 2) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;
b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh;
b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
- Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
c) Phòng khám bác sỹ gia đình.
Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay bao gồm bao nhiêu tuyến? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định về nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau
Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Phân tuyến kỹ thuật) là phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điều 81 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Căn cứ vào yêu cầu về phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật.
3. Việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật không làm hạn chế sự phát triển kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh là phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật theo Điều 81 nêu trên.
Căn cứ vào yêu cầu về phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật.
Việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật không làm hạn chế sự phát triển kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việc chỉ đạo, hỗ trợ tuyến về chuyên môn kỹ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 46/2016/TT-BQP về chỉ đạo, hỗ trợ tuyến về chuyên môn kỹ thuật như sau:
Chỉ đạo, hỗ trợ tuyến về chuyên môn kỹ thuật
1. Bệnh viện tuyến 1 chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện tuyến 2
a) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: giúp các bệnh viện tuyến 2 trên địa bàn Quân khu 1, Quân khu 3, Bộ Tư lệnh Thủ đô;
b) Bệnh viện quân y 103/Học viện Quân y: chỉ đạo, hỗ trợ các bệnh viện tuyến 2 trên địa bàn Quân khu 2, Quân khu 4;
c) Bệnh viện quân y 175: chỉ đạo, hỗ trợ các bệnh viện tuyến 2 trên địa bàn Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9;
d) Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác chỉ đạo, hỗ trợ các bệnh viện toàn quân về chuyên ngành Y học cổ truyền và Bỏng.
2. Bệnh viện tuyến 2 có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện, bệnh xá tuyến 3 thuộc các đơn vị có đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
3. Các trường hợp tuyến trên hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới nhưng không thuộc địa bàn phụ trách hoặc không đúng tuyến thì đơn vị tuyến dưới gửi công văn đề nghị về Cục Quân y xem xét, quyết định.
4. Hỗ trợ tuyến về chuyên môn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng thuộc một đơn vị đầu mối cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do người chỉ huy xem xét, quyết định.
5. Chủ nhiệm quân y đơn vị đầu mối cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4.
6. Các đơn vị và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới có trách nhiệm phối hợp, liên kết tuyến chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trên trong cấp cứu, Điều trị, chuyển tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn, rút kinh nghiệm công tác cấp cứu, Điều trị người bệnh.
Bên cạnh đó, Điều 14 Thông tư 46/2016/TT-BQP cũng quy định về nội dung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật như sau:
Nội dung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật
1. Chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác Điều trị, đặc biệt là về ngoại khoa, gây mê, hồi sức cấp cứu, kỹ thuật chuyên khoa.
2. Tiếp nhận, tổ chức huấn luyện tại chức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên chuyên môn tuyến dưới theo đề nghị của đơn vị.
3. Huấn luyện cho các phân đội quân y về chuyên môn bảo đảm cho sẵn sàng chiến đấu và thu dung, cấp cứu hàng loạt đáp ứng các tình huống quân sự, thiên tai, thảm họa.
4. Củng cố nề nếp, chế độ công tác chuyên môn; kinh nghiệm tổ chức khám bệnh, thu dung Điều trị.
5. Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự cho các đơn vị thuộc tuyến khi đơn vị đề nghị.
Như vậy, nội dung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật bao gồm 05 nội dung sau:
+ Chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng
+ Tiếp nhận, tổ chức huấn luyện tại chức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật
+ Huấn luyện cho các phân đội quân y về chuyên môn
+ Củng cố nề nếp, chế độ công tác chuyên môn; kinh nghiệm tổ chức khám bệnh, thu dung Điều trị.
+ Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự cho các đơn vị thuộc tuyến khi đơn vị đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?