Hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được quy định như thế nào? Cơ quan nào có quyền lực cao nhất?
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam như sau:
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng gồm có:
- Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng;
- Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng;
- Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng.
Như vậy, hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam gồm có:
- Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng;
- Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng;
- Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng.
Cơ quan nào là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng Hiệp hội Việt Nam?
Theo Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng:
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng bao gồm toàn thể hội viên, là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng.
Theo quy định nêu trên thì Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng bao gồm toàn thể hội viên, là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được quy định như thế nào? Cơ quan nào có quyền lực cao nhất? (Hình từ Internet)
Cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Theo Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định về cơ chế hoạt động của Đại Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng như sau:
Cơ chế hoạt động của Đại Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng.
1. Đại Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng nhiệm kỳ 4 năm.
2. Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng 1 năm 1 lần.
3. Đại hội đồng có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên ½ số hội viên chính thức hoặc 2/3 thành viên Hội đồng Hiệp hội; hoặc theo triệu tập của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng.
Căn cứ trên quy định Đại Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có nhiệm kỳ là 04 năm.
- Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 1 năm 1 lần.
- Đại hội đồng có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên ½ số hội viên chính thức hoặc 2/3 thành viên Hội đồng Hiệp hội; hoặc theo triệu tập của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng.
Theo Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Hội nghị thường niên và Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng có quyền hạn và nhiệm vụ:
1. Đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng năm trước và quyết định chương trình hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng năm tới.
2. Thông qua quyết toán thu chi tài chính năm trước và dự toán thu chi tài chính năm tới của Hiệp hội Ngân hàng.
3. Bầu thành viên mới hoặc bãi miễn thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng.
4. Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Như vậy, Hội nghị thường niên và Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng năm trước và quyết định chương trình hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng năm tới.
- Thông qua quyết toán thu chi tài chính năm trước và dự toán thu chi tài chính năm tới của Hiệp hội Ngân hàng.
- Bầu thành viên mới hoặc bãi miễn thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng.
- Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Bên cạnh đó, theo Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định thể thức biểu quyết tại Hội đồng như sau:
Thể thức biểu quyết tại Hội đồng.
Hội nghị đầu nhiệm kỳ, Hội nghị thường niên và Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng biểu quyết theo đa số thành viên là hội viên chính thức và Nghị quyết của Hội nghị có giá trị khi 2/3 hội viên chính thức có mặt biểu quyết.
Như vậy, Hội nghị thường niên và Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng biểu quyết theo đa số thành viên là hội viên chính thức và Nghị quyết của Hội nghị thường niên (Hội nghị bất thường) có giá trị khi 2/3 hội viên chính thức có mặt biểu quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?