Hệ thống văn thư Tòa án nhân dân các cấp gồm bao nhiêu bộ phận? Loại văn thư nào của hệ thống Tòa án nhân dân phải được bảo vệ bí mật nhà nước?

Tôi có thắc mắc là hệ thống văn thư Tòa án nhân dân các cấp gồm bao nhiêu bộ phận? Loại văn thư nào của hệ thống Tòa án nhân dân phải được bảo vệ bí mật nhà nước? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước? - Câu hỏi của anh Đông (Tiền Giang)

Hệ thống văn thư Tòa án nhân dân các cấp gồm bao nhiêu bộ phận?

văn thư Tòa án nhân dân

Loại văn thư nào của hệ thống Tòa án nhân dân phải được bảo vệ bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)

Theo Điều 5 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:

Hệ thống tổ chức văn thư Tòa án nhân dân các cấp
1. Tổ chức văn thư của Tòa án nhân dân các cấp
Tòa án nhân dân các cấp căn cứ biên chế được giao và khối lượng công việc để đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị cấp phòng hoặc bộ phận văn thư và bố trí công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn thư.
2. Hệ thống văn thư Tòa án nhân dân các cấp bao gồm:
a) Văn thư cơ quan: Bộ phận Văn thư chuyên trách thuộc Phòng Hành chính - Tư pháp Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao; văn thư chuyên trách của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; Văn thư chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Văn thư chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
b) Văn thư đơn vị: Văn thư chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; văn thư kiêm nhiệm các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Theo đó, Hệ thống văn thư Tòa án nhân dân các cấp bao gồm:

- Văn thư cơ quan:

+ Bộ phận Văn thư chuyên trách thuộc Phòng Hành chính - Tư pháp Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao;

+ Văn thư chuyên trách của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng;

+ Văn thư chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;

+ Văn thư chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Văn thư đơn vị:

+ Văn thư chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

+ Văn thư kiêm nhiệm các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Loại văn thư nào của hệ thống Tòa án nhân dân phải được bảo vệ bí mật nhà nước?

Theo Điều 6 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:

Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ
Mọi hoạt động trong công tác văn thư, lưu trữ của hệ thống Tòa án nhân dân phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định khác liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước, Quyết định số 970/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật có liên quan.

Theo đó, căn cứ trên quy định mọi hoạt động trong công tác văn thư, lưu trữ của hệ thống Tòa án nhân dân phải thực hiện theo đúng quy định Quyết định 970/QĐ-TTg năm 2020.

Dẫn chiếu theo Điều 1 Quyết định 970/QĐ-TTg năm 2020Điều 2 Quyết định 970/QĐ-TTg năm 2020 quy định Danh mục bí mật nhà nước thuộc Tòa án nhân dân bao gồm:

(1) Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:

Kế hoạch xét xử, văn bản xin ý kiến, trao đổi của Tòa án nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền về việc xử lý, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

(2) Bí mật nhà nước độ Mật gồm:

- Kế hoạch, nội dung phối hợp công tác liên ngành về đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, tội phạm mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chưa công khai.

- Quan điểm, ý kiến của cá nhân thành viên Hội đồng xét xử của các cấp Tòa án khi nghị án; kết luận của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc kết luận của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong quá trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa công khai; văn bản trao đổi nghiệp vụ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về việc giải quyết các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

- Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, định hướng lớn liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân chưa công khai.

- Báo cáo của Tòa án nhân dân về việc chưa thi hành án tử hình phục vụ yêu cầu điều tra mở rộng vụ án và yêu cầu đối ngoại.

- Báo cáo về các vụ án được xét xử kín trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?

Theo Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Tòa án nhân dân TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN
Hệ thống văn thư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao từ năm 2025
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính nhà nước Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đề nghị cấp giấy chứng nhận chức danh tư pháp, giấy chứng nhận tòa án nhân dân mới nhất?
Pháp luật
Có xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến của Tòa án nhân dân đối với cá nhân bị kỷ luật khiển trách?
Pháp luật
05 loại hình khen thưởng trong Tòa án nhân dân? Đối tượng khen thưởng? Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính thế nào?
Pháp luật
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân do ai thành lập? Gồm những thành phần nào? Phiên họp của Hội đồng được tổ chức khi nào?
Pháp luật
Thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân tính từ ngày nào? Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có bao nhiêu phó chủ tịch?
Pháp luật
Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân là khi nào? Lưu ý khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua?
Pháp luật
Chiến sĩ thi đua cơ sở có là danh hiệu thi đua của Tòa án nhân dân? Ai quyết định khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Pháp luật
Khen thưởng phong trào thi đua là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Mô hình bảo hiến của Việt Nam là gì? Chức năng bảo hiến của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân
1,745 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án nhân dân Hệ thống văn thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống văn thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào