Hiện nay pháp luật quy định về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục như thế nào? Việc đầu tư cho giáo dục được pháp luật quy định cụ thể ra sao?

Trong lĩnh vực giáo dục, cho hỏi hiện nay pháp luật quy định về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục như thế nào? Việc đầu tư cho giáo dục được pháp luật quy định cụ thể ra sao? Các văn bằng, chứng chỉ trong giáo dục được pháp luật quy định như thế nào? Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục thế nào?

Hiện nay pháp luật quy định về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Giáo dục 2019 quy định về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục như sau:

- Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

- Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Việc đầu tư cho giáo dục được pháp luật quy định cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 17 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc đầu tư cho giáo dục như sau:

- Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.

Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

- Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục thế nào?

Điều 9 Luật Giáo dục 2019 có quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục như sau:

"1. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội."

Các văn bằng, chứng chỉ trong giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ như sau:

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

- Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

- Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Giáo dục
Đầu tư cho giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giáo dục là gì? Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đúng không?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục trung cơ sở? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở?
Pháp luật
Nhà nước có ưu tiên đầu tư cho giáo dục không? Ngân sách nhà nước có phải là nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục hay không?
Pháp luật
Ngày 24/1/2024 là ngày Quốc tế giáo dục đúng không? Ngày Quốc tế giáo dục 24/1 có từ khi nào?
Pháp luật
Người khuyết tật có được giáo dục, học tập nghe, học bằng ngôn ngữ ký hiệu gì riêng hay không? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục ra sao?
Pháp luật
Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta?
Pháp luật
Đầu tư cho giáo dục là gì? Nguồn tài chính nào giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục?
Pháp luật
04 chính sách mới nổi bật về vấn đề Giáo dục có hiệu lực trong tháng 7 năm 2022 cần lưu ý?
Pháp luật
Việc thành lập phân hiệu có được xem là một trong những hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam không?
Pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục
6,976 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục Đầu tư cho giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục Xem toàn bộ văn bản về Đầu tư cho giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào