Hiện nay theo quy định pháp luật việc mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ bị phạt như thế nào?
Mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì sẽ bị phạt cảnh cáo.
Mua bán ngoại tệ
Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
+ Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh mua, bán vàng miếng không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
+ Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm;
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về trạng thái vàng;
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm mà không đúng theo nội dung ngành nghề đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vàng nguyên liệu nhập khẩu không đúng theo giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
+ Thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
+ Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu số vàng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c khoản 8 Điều này;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Vi phạm quy định về thanh toán liên ngân hàng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thanh toán liên ngân hàng như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không chấp hành đúng quy định về tổ chức thanh toán bù trừ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng;
+ Không trả lại các bộ chứng từ thanh toán bị sai trong ngày làm việc, trừ trường hợp bất khả kháng;
+ Trả tiền vào tài khoản người nhận sau thời gian quy định;
+ Gửi chứng từ ký quỹ không đúng quy định về thời gian.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không trả lại ngay Lệnh chuyển Có đã bị từ chối hợp lệ; từ chối Lệnh chuyển Nợ có ủy quyền hợp lệ;
+ Giao cho người không được ủy quyền khởi tạo, truyền các giao dịch qua hệ thống thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
+ Cản trở việc vận hành hệ thống thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng;
+ Để lộ hoặc tiết lộ ra ngoài các thông tin không được phép tiết lộ liên quan đến hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?