Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? Xuất hiện mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Theo đó, thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thiên tai có thể bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Như vậy, hiện tượng mưa đá là một trong những loại thiên tai được quy định.
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? (Hình từ Internet)
Xuất hiện hiện tượng mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
...
5. Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.
Theo đó, đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.
Như vậy, xuất hiện hiện tượng mưa đá thì các biện pháp ứng phó sẽ căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.
Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai 2013 như sau:
Phương án ứng phó thiên tai
1. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
b) Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
c) Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
2. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
3. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
...
Theo quy định trên thì phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác.
Việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai được thực hiện dựa trên những căn cứ sau:
- Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
- Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
- Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
* Trong các phương án ứng phó thiên tai phải bảo đảm có các nội dung chính sau đây:
- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
- Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?