Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 13/2004/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau:
Điều 2. - Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong Khu công nghiệp và Khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh; các tổ chức và cá nhân Việt Nam thuộc các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp chế xuất thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ Hiệp hội và chịu sự quản lý Nhà nước của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Đối chiếu với quy định này thì Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý Nhà nước của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý của cơ quan nào? (hình từ Internet)
Trụ sở chính của Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đâu?
Tại Điều 3 Điều lệ Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 13/2004/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau:
Điều 3. - Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu và mở tài khoản tại các Ngân hàng và Kho bạc để hoạt động ; trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại thành phố Hồ Chí Minh ; Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trụ sở chính của Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh (35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Theo Điều 5 Điều lệ Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 13/2004/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội như sau:
- Tập hợp, động viên sức mạnh toàn diện của các thành viên hướng vào việc tổng kết trao đổi kinh nghiệm, phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của toàn ngành cũng như của các đơn vị, góp phần nâng cao điều kiện phục vụ các tầng lớp dân cư và tạo thêm công ăn việc làm ;
- Đảm nhiệm vai trò đại diện của các doanh nghiệp, là cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp thành viên. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các cơ chế chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực Khu công nghiệp. Đề xuất, kiến nghị các cơ quan Nhà nước ban hành, sửa đổi và bổ sung các chính sách, cơ chế quản lý, tạo hành lang pháp lý cho các thành viên của Hiệp hội hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật ;
- Đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách phát triển Khu công nghiệp, từng bước mở rộng thị trường đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh tại các Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật ;
- Tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các chương trình, dự án, đề án của thành phố liên quan về Khu công nghiệp khi được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giao cho Hiệp hội ;
- Tư vấn, cung cấp thông tin về Khu công nghiệp ; tổ chức các Hội nghị, Hội thảo (trừ Hội thảo có Quốc tế tham gia), báo cáo chuyên đề, tọa đàm trao đổi về các vấn đề liên quan đến Khu công nghiệp 6- Đại diện cho các thành viên tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật ;
- Tham gia hòa giải các tranh chấp (nếu có) giữa các doanh nghiệp đầu tư, quản lý khai thác sử dụng và kinh doanh là Hội viên của Hiệp hội. Phối hợp với các cơ quan luật pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của các Hội viên khi có tranh chấp trong quá trình đầu tư, quản lý khai thác, kinh doanh với các khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật ;
- Phối hợp tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, thực tập ở trong và ngoài nước góp phần xây dựng lực lượng đáp ứng với sự phát triển của Khu công nghiệp theo đúng quy định pháp luật ;
- Khuyến khích, động viên Hội viên giữ gìn đạo đức, phẩm chất và trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác và kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm phục vụ lợi ích xã hội và của nhân dân;
- Xuất bản các tạp chí, sách báo chuyên ngành và hoạt động cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho các mục tiêu hoạt động của các thành viên Hiệp hội theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?