Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì? Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?
- Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì?
- Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?
- Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cao nhất Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam?
- Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam có những nguồn thu nào?
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ sửa đổi của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 54/2004/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (viết tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y, dịch vụ… gia cầm.
Mục đích của Hiệp hội là phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển ngành gia cầm Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam hoạt động nhằm mục đích là phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển ngành gia cầm Việt Nam.
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ sửa đổi của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 54/2004/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng với mọi hội viên.
Cơ quan chấp hành hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng với mọi hội viên.
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ sửa đổi của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 54/2004/QĐ-BNV, có quy định về tổ chức của Hiệp hội như sau:
Tổ chức của Hiệp hội gồm:
- Ở Trung ương: Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
- Ở cơ sở: Các Chi hội trực thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam do Hiệp hội quyết định.
- Một số Ban chuyên môn, đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo trực thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam do Ban Thường vụ Hiệp hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam được tổ chức như sau:
- Ở Trung ương: Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
- Ở cơ sở: Các Chi hội trực thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam do Hiệp hội quyết định.
- Một số Ban chuyên môn, đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo trực thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam do Ban Thường vụ Hiệp hội quyết định.
Cơ quan nào có thẩm quyền cao nhất Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ sửa đổi của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 54/2004/QĐ-BNV, có quy định về Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam như sau:
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết, bản kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội.
- Thảo luận và quyết định phương hướng và chương trình công tác mới của Hiệp hội.
- Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu cần).
- Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội.
- Thảo luận, phê duyệt, quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khóa mới.
- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới.
3. Đại hội đại biểu có thể được triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị 2/3 ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc trên 1/2 số hội viên yêu cầu.
4. Các nghị quyết của Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội.
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam có những nguồn thu nào?
Căn cứ tại Điều 22 Điều lệ sửa đổi của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 54/2004/QĐ-BNV, có quy định về nguồn thu của Hiệp hội như sau:
Nguồn thu của Hiệp hội:
- Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
- Hội phí của Hội viên đóng góp mỗi năm.
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam có những nguồn thu sau:
- Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
- Hội phí của Hội viên đóng góp mỗi năm.
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?