Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có quyền đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về chính sách phát triển chăn nuôi không?
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam là tổ chức gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 58/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Mục đích, tôn chỉ
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (viết tắt là Hiệp hội) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn, chế biến, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn. Mục đích của Hiệp hội là phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Hội viên; hỗ trợ nhau có hiệu quả, góp phần tích cực xây dựng và phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.
Theo quy định trên, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn, chế biến, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có quyền đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về chính sách phát triển chăn nuôi không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 58/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Địa vị pháp lý của Hiệp hội
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại số 69 phố Chùa Bộc - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện và các chi nhánh ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Hiệp hội có quyền đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về chính sách phát triển chăn nuôi không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 58/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Tuyên truyền, giáo dục Hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia súc lớn nói riêng.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn; bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của Hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên tinh thần nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội viên hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi, chế biến, dịch vụ… các sản phẩm từ lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội, trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lý phù hợp với phát triển nghề nghiệp.
5. Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả về kinh tế và xã hội cao.
Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo trao đổi những kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp, tư vấn phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo đề nghị của các Bộ, các ngành chức năng và các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp các hội viên và giữa các hội viên với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khác.
7. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật để giúp các hội viên nâng cao được kiến thức và năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ trong quá trình chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gia súc lớn.
8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển Hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật để nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
...
Như vậy, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có quyền đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?