Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở của Hiệp hội được đặt tại đâu?
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở của Hiệp hội được đặt tại đâu?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Địa vị pháp lý của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Tên giao dịch quốc tế của Hiệp hội bằng tiếng Anh là Vietnam Notary Association (viết tắt là VNA).
3. Trụ sở của Hiệp hội được đặt tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Bên cạnh đó, trụ sở của Hiệp hội được đặt tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở của Hiệp hội được đặt tại đâu? (Hình từ Internet)
Việc lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, Hội công chứng viên là hội viên của Hiệp hội trong phạm vi cả nước; thực hiện chế độ tự quản nhằm xây dựng các giá trị, chuẩn mực của công chứng viên Việt Nam; phát triển đội ngũ công chứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, Hội công chứng viên là hội viên của Hiệp hội trong phạm vi cả nước.
Thực hiện chế độ tự quản nhằm xây dựng các giá trị, chuẩn mực của công chứng viên Việt Nam; phát triển đội ngũ công chứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Ai có quyền ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 39 Luật công chứng, Điều 30 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị thưởng đột xuất cho cán bộ công chức viên chức trong danh sách trả lương của Bộ Nội vụ?
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp có được hưởng nhiều mức phụ cấp trách nhiệm?
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?