Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam là tổ chức gì?
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại thành phố Hà Nội. Hiệp hội có thể đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính theo quy định pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có nhiệm vụ chính là gì?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-BNV năm 2022 quy định Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có nhiệm vụ chính như sau:
- Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội.
Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thông của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức, thông tin về quy định pháp luật cho hội viên, hướng dẫn, khuyến khích hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.
- Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
- Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?