Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội được thành lập nhằm mục đích gì? Hiệp hội có những nhiệm vụ nào?

Tôi đang tìm hiểu về Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội. Cho tôi hỏi mục đích của việc thành lập Hiệp hội là gì? Hiệp hội có những nhiệm vụ nào? Nếu trở thành hội viên thì sẽ nhận được nhận quyền lợi nào? - câu hỏi của chị Ngọc (Hà Nội)

Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội được thành lập nhằm mục đích gì?

doanh nhân đá quý

Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)

Theo Điều 2 Điều lệ Hiệp hội Doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 4289/QĐ-UBND năm 2016 quy định như sau:

Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức xã hội của các doanh nhân đang hoạt động kinh doanh, dịch vụ hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực đá quý, vàng, ngọc, trang sức và một số lĩnh vực khác liên quan, tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và đất nước.

Theo đó, Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội là một tổ chức xã hội của các doanh nhân đang hoạt động kinh doanh, dịch vụ hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực đá quý, vàng, ngọc, trang sức và một số lĩnh vực khác liên quan, tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và đất nước.

Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội có những nhiệm vụ nào?

Theo Điều 7 Điều lệ Hiệp hội Doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 4289/QĐ-UBND năm 2016 quy định Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội có những nhiệm vụ như sau:

- Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội.

Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ của Hiệp hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước và Thủ đô Hà Nội.

- Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.

- Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo Điều lệ và quy chế của Hiệp hội phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp thông tin, tư vấn, nghiên cứu phân tích kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Giao lưu, tìm hiểu thị trường thương mại, pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến đá quý, vàng, ngọc, trang sức cho hội viên và các tổ chức có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm, Hiệp hội thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình tổ chức, kết quả hoạt động của Hiệp hội với UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở Công thương và các Sở, ban, ngành có liên quan; đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định; đồng thời công khai trong Hiệp hội.

- Thực hiện theo đúng quy định nhà nước về lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ, tài liệu của Hiệp hội. Hiệp hội phải lập hồ sơ và lưu giữ thường xuyên tại trụ sở của Hiệp hội danh sách hội viên, chi hội và tổ chức thuộc Hiệp hội, trong đó ghi rõ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của hội viên; sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của Hiệp hội, các tài liệu liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, sổ ghi biên bản các cuộc họp của ban lãnh đạo Hiệp hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo pháp luật.

Nếu trở thành hội viên Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội thì sẽ nhận được nhận quyền lợi nào?

Theo Điều 9 Điều lệ Hiệp hội Doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 4289/QĐ-UBND năm 2016 quy định nếu trở thành hội viên Hiệp hội doanh nhân đá quý vàng ngọc trang sức thành phố Hà Nội thì sẽ nhận được nhận quyền lợi như sau:

- Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Được Hiệp hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, được tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức.

- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.

- Được giới thiệu hội viên mới.

- Được khen thưởng theo quy định của Hiệp hội.

- Được cấp thẻ hội viên (nếu có).

- Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

- Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội.


Kinh doanh vàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh doanh vàng có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Pháp luật
Cách phân biệt vàng giả và vàng thật thông qua ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào? Sản xuất vàng miếng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Vốn bao nhiêu thì được kinh doanh bán vàng miếng? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán vàng miếng gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký kinh doanh vàng trang sức theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải trải qua những bước nào?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý áp dụng loại hóa đơn nào? Xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý?
Pháp luật
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, hoạt động kinh doanh vàng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Điều hành giá vàng trong nước, không để chênh lệch với giá vàng thế giới ở mức cao là trách nhiệm của NHNN đúng không?
Pháp luật
Giá vàng tăng cao, cơ quan nào có trách nhiệm bình ổn thị trường vàng và quản lý hoạt động kinh doanh vàng?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của tổ chức khi kinh doanh mua bán vàng miếng?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vàng
1,124 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào