Hiệp hội Du lịch Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào? Quyền hạn của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Cho tôi hỏi Hiệp hội Du lịch Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào? Quyền hạn của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Tuấn ở Hà Nội.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào?

Theo quy định Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 về phạm vi hoạt động Hiệp hội như sau:

Phạm vi hoạt động Hiệp hội
Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.

Theo quy định trên, Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Và Hiệp hội Du lịch Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Hình từ Internet)

Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những nhiệm vụ nào?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:

Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Tuyên truyền giáo dục để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, phương hướng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch về xây dựng, phát triển ngành Du lịch Việt Nam.
2. Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch theo quy định của pháp luật. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam khi có yêu cầu.
3. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành Du lịch; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.
...

Theo đó, Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Quyền hạn của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được quy định thế nào?

Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn của Hiệp hội như sau:

Quyền hạn của Hiệp hội
1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, dịch vụ, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
3. Nghiên cứu, tham gia góp ý, đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, luật pháp đưa ngành du lịch phát triển theo quy định của pháp luật.
4. Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của Hiệp hội với các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và vị thế của Hiệp hội.
5. Xuất bản tập san, các ấn phẩm và các tài liệu tuyên truyền, quảng bá du lịch, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Du lịch về xây dựng, phát triển du lịch, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.

Trong đó có quyền tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện trở thành hội viên Hiệp hội Du lịch Việt Nam là gì? Hồ sơ để trở thành hội viên của Hiệp hội gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Mục đích hoạt động của Hiệp hội Du lịch Việt Nam là gì? Hiệp hội Du lịch Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Ban thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam gồm những ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường trực Hiệp hội là gì?
Pháp luật
Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những nguồn thu nào? Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hiệp hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Hiệp hội Du lịch Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào? Quyền hạn của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được quy định thế nào?
Pháp luật
Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành là gì?
Pháp luật
Hội viên Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những quyền gì? Trường hợp nào hội viên bị chấm dứt tư cách hội viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp hội Du lịch Việt Nam
1,880 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp hội Du lịch Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào