Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Hiệp hội có phạm vi hoạt động thế nào?
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì?
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Điều lệ Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích.
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam là tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán của Việt Nam.
Mục đích của Hiệp hội là thiết lập và duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa các hội viên với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hội viên, góp phần xây dựng thị trường chứng khoán hoạt động tốt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Căn cứ trên quy định Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam là tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán của Việt Nam.
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam được thành lập nhằm mục đích thiết lập và duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa các hội viên với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hội viên, góp phần xây dựng thị trường chứng khoán hoạt động tốt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Phạm vi hoạt động của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Điều lệ Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Phạm vi hoạt động.
Hiệp hội có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có chi nhánh và Văn phòng đại diện ở những nơi cần thiết theo quyết định của Đại hội toàn thể hội viên và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam có phạm vị hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có chi nhánh và Văn phòng đại diện ở những nơi cần thiết theo quyết định của Đại hội toàn thể hội viên và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 6 Điều lệ Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Hoạt động tuân thủ pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
2. Xin phép khi đổi tên Hiệp hội; khi thành lập các pháp nhân thuộc Hiệp hội, Hiệp hội phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật;
3. Báo cáo với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi Hiệp hội thay đổi Ban thường vụ, trụ sở Hiệp hội, tổ chức Đại hội;
4. Hàng năm, Hiệp hội phải báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Hiệp hội cho Bộ Nội vụ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
5. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
6. Nguồn kinh phí thu được theo quy định tại các khoản 13,14,15 Điều 7 Điều lệ này được sử dụng cho hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
7. Phải chấp hành đúng pháp luật kế toán, thống kê. Hàng năm, Hiệp hội phải lập báo cáo quyết toán thu chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ trên quy định Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam có những nhiệm vụ bao gồm:
- Hoạt động tuân thủ pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
- Xin phép khi đổi tên Hiệp hội; khi thành lập các pháp nhân thuộc Hiệp hội, Hiệp hội phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi Hiệp hội thay đổi Ban thường vụ, trụ sở Hiệp hội, tổ chức Đại hội;
- Hàng năm, Hiệp hội phải báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Hiệp hội cho Bộ Nội vụ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nguồn kinh phí thu được theo quy định tại các khoản 13, khoản 14 và khoản 15 Điều 7 Điều lệ Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2004/QĐ-BNV được sử dụng cho hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật, gồm:
Quyền hạn
Hiệp hội có các quyền sau đây:
...
13. Được gây quỹ từ hội phí của các hội viên và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động;
14. Được mua sắm, chuyển nhượng tài sản (kể cả bất động sản), được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong nước; được mua sắm bất động sản cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật;
15. Được nhận tài trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước; được gia nhập các Hội quốc tế và Hội nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Phải chấp hành đúng pháp luật kế toán, thống kê. Hàng năm, Hiệp hội phải lập báo cáo quyết toán thu chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?