Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam có phải tổ chức phi chính phủ không? Trụ sở chính của Hiệp hội ở đâu?
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam có phải tổ chức phi chính phủ không?
Theo Điều 2 Điều lệ bổ sung của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 55/2003/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam như sau:
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động sản xuất, chế biến, và dịch vụ các loại thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam là tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (Hình từ Internet)
Trụ sở chính của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam ở đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ bổ sung của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 55/2003/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam như sau:
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính đặt tài Hà Nội, Hiệp hội có văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội.
Đồng thời Hiệp hội có văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ bổ sung của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 55/2003/QĐ-BNV về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành thức ăn chăn nuôi trong các thành phần kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường từ các hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo hộ an toàn lao động.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành thức ăn chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về thức ăn chăn nuôi trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn đời sống.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Hỗ trợ tư vấn về các lĩnh vực đầu tư, xây dựng luận chứng kinh tế, kỹ thuật, dự án thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản tổ chức sản xuất chăn nuôi thú y.
Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả để hội viên bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
5. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệp nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển.
6. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á và nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức các trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
8. Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tạo công nghệ mới trong chuyên ngành chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
10. Tham gia các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, hợp tác với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật; tổ chức khuyến nông tự nguyện nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật nông nghiệp vào sản xuất.
Như vậy, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?