Hiệp ước PCT là gì? Đơn PCT là gì và được phân loại thế nào? Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp đơn cho cơ quan nào?
Hiệp ước PCT là gì? Đơn PCT là gì và được phân loại thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì các thuật ngữ được hiểu như sau:
- “Hiệp ước PCT” là Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và năm 2001.
- “Đơn PCT” là đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT. Trong đó:
+ “Đơn PCT có chỉ định hoặc chọn Việt Nam” là Đơn PCT được nộp tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam, trong đó Việt Nam là nước được chỉ định hoặc lựa chọn.
+ “Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia” là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam được nộp vào cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
+ “Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn PCT được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam.
Hiệp ước PCT là gì? Đơn PCT là gì và được phân loại thế nào? Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp đơn cho cơ quan nào? (hình từ internet)
Đối với Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan nào?
Theo Điều 19 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định về Đơn PCT như sau:
Đơn PCT
1. Đơn PCT bao gồm Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam và Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia.
2. Đối với Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp cho Văn phòng quốc tế. Đơn nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Hiệp ước PCT và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT. Đơn nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh, mỗi đơn được làm thành 01 bản và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT và người nộp đơn phải nộp phí kiểm tra sơ bộ hình thức, các khoản phí, lệ phí theo quy định của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT và pháp luật về phí, lệ phí của các nước thành viên được chỉ định trong Đơn PCT.
3. Đối với Đơn PCT có chỉ định hoặc chọn Việt Nam, để được vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên) hoặc kể từ ngày nộp đơn quốc tế các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
...
Theo đó, đối với Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp cho Văn phòng quốc tế.
Lưu ý:
- Đơn nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế phải được làm bằng ngôn ngữ theo quy định tại Hiệp ước PCT và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT.
- Đơn nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh, mỗi đơn được làm thành 01 bản và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT và người nộp đơn phải nộp phí kiểm tra sơ bộ hình thức, các khoản phí, lệ phí theo quy định của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT và pháp luật về phí, lệ phí của các nước thành viên được chỉ định trong Đơn PCT.
Quy định về xử lý đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
Xử lý đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 20 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể:
Sau khi nhận Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thu phí kiểm tra sơ bộ hình thức đơn;
- Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn có phải là bí mật nhà nước không;
- Thông báo các khoản phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước PCT;
- Kiểm tra và xử lý đơn theo quy định của Hiệp ước PCT;
- Chuyển đơn cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế đối với trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu sơ bộ về hình thức, phí theo pháp luật quốc gia được nộp đủ và đúng thời hạn và đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn không phải là bí mật nhà nước;
- Không tiến hành các công việc tiếp theo đối với trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn là bí mật nhà nước.
Sau khi Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chuyển cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch liên quan đến đơn được người nộp đơn thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên của Hiệp ước PCT được chỉ định trong đơn theo quy định của Hiệp ước PCT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?