Hiệu năng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được quy định như thế nào? Hệ thống có các nhóm chức năng cơ bản nào?
- Hiệu năng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
- Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm các nhóm chức năng cơ bản nào?
Hiệu năng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Hiệu năng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2019/TT-BTTTT như sau:
Tiêu chí hiệu năng
1. Hiệu năng của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian phản hồi trung bình, thời gian phản hồi chậm nhất, hiệu suất làm việc của máy chủ dữ liệu và máy chủ ứng dụng, khả năng truy cập và sử dụng đồng thời, thời gian hoạt động liên tục.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hiệu năng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian phản hồi trung bình, thời gian phản hồi chậm nhất, hiệu suất làm việc của máy chủ dữ liệu và máy chủ ứng dụng, khả năng truy cập và sử dụng đồng thời, thời gian hoạt động liên tục.
Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BTTTT như sau:
Trình tự thực hiện và yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018.
2. Tại mỗi bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ tương ứng.
3. Yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được thực hiện như sau:
- Trình tự thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
- Tại mỗi bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ tương ứng.
- Yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm các nhóm chức năng cơ bản nào?
Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm các nhóm chức năng cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2019/TT-BTTTT như sau:
Tiêu chí chức năng Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
1. Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm các nhóm chức năng cơ bản như sau:
a) Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
c) Báo cáo thống kê;
d) Quản lý hồ sơ, tài liệu;
đ) Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
e) Quản trị người sử dụng;
g) Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
h) Điều hành, tác nghiệp;
i) Các tiện ích;
k) Liên thông, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm các nhóm chức năng cơ bản như sau:
- Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
- Báo cáo thống kê;
- Quản lý hồ sơ, tài liệu;
- Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
- Quản trị người sử dụng;
- Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
- Điều hành, tác nghiệp;
- Các tiện ích;
- Liên thông, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đề án nhân sự Bí thư, Phó bí thư Chi bộ nhiệm kỳ mới? Tải mẫu? Ai có trách nhiệm chuẩn bị đề án nhân sự?
- Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ có bao gồm hành lang an toàn đường bộ? Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ?
- Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc mới nhất năm 2025? Lệ phí khám sức khỏe xin việc 2025 là bao nhiêu?
- Ô tô, xe máy sử dụng đèn pha không đúng quy định xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Trường hợp ô tô, xe máy tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu xin ý kiến về người ứng cử, được đề cử tại đại hội đối với quy chế bầu cử trong đảng mới nhất?