Hiệu quả che phủ của màn chắn chống nhiễu được xác định như thế nào? Lớp vỏ bọc bên trong đối của cáp cách điện phải làm bằng chất liệu gì?
Lớp vỏ bọc bên trong đối của cáp cách điện phải làm bằng chất liệu gì?
Theo tiết 2.3.4 tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6610-7:2014 (IEC 60227-7:2012) quy định về kết cấu cáp cách điện bằng polyvinyl clorua như sau:
"2.3 Kết cấu
...
2.3.4 Vỏ bọc bên trong đối với cáp có chống nhiễu
Vỏ bọc bên trong phải làm bằng hợp chất polyvinyl clorua loại PVC/ST5 (xem TCVN 6610-1 (IEC 60227-1)) bọc quanh cụm lõi. Đối với tất cả các cáp, chiều dày của vỏ bọc bên trong phải được xác định bằng công thức:
tis = 0,02 Df + 0,6 mm,
trong đó Df là đường kính giả định của các lõi đã bố trí, tính theo A.2.1, A.2.2 và A.2.3 của Phụ lục A của TCVN 5935-1 (IEC 60502-1) và đối với các ruột dẫn 0,5 mm2, 0,75 mm2 và 1,0 mm2 (không được nêu trong A.2.1) thì đường kính giả định (dL) phải lấy tương ứng là 0,8 mm, 1,0 mm và 1,1 mm.
Đối với cáp có số lõi là số ưu tiên, giá trị tính được của chiều dày vỏ bọc bên trong được nêu trong cột 3 của Bảng 1.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cáp có 10 lõi trở lên thì các giá trị quy định này áp dụng cho cụm lõi nằm trong hai hoặc nhiều lớp.
Giá trị trung bình của chiều dày vỏ bọc không được nhỏ hơn giá trị tính được. Tuy nhiên, chiều dày ở vị trí bất kỳ có thể nhỏ hơn giá trị tính được với điều kiện là chênh lệch này không quá 0,1 mm + 15 % giá trị tính toán.
Vỏ bọc bên trong có thể điền đầy các khe hở của cụm lõi đã bố trí nhưng không được dính vào các lõi."
Theo đó, lớp vỏ bọc bên trong của cáp cách điện bằng polyvinyl clorua phải làm bằng hợp chất polyvinyl clorua loại PVC/ST5 (xem Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6610-1:2014 (IEC 60227-1) bọc quanh cụm lõi.
Lớp vỏ bọc bên trong đối của cáp cách điện phải làm bằng chất liệu gì? (Hình từ Internet)
Hiệu quả che phủ của màn chắn chống nhiễu được xác định như thế nào?
Theo tiết 2.3.5 tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6610-7:2014 (IEC 60227-7:2012) quy định về màn chắn chống nhiễu như sau:
"2.3.5 Màn chắn
Đối với cáp có chống nhiễu, màn chắn phải được đặt bên ngoài vỏ bọc bên trong, dưới dạng lưới đan bằng các sợi đồng không phủ thiếc hoặc có phủ thiếc.
Đối với cáp có số lõi là số ưu tiên, đường kính của sợi đồng phải phù hợp với các giá trị cho trong cột 4 của Bảng 1.
Đối với các cáp khác, áp dụng các giá trị lớn nhất sau đây:
- 0,16 mm đối với d ≤ 10,0 mm
- 0,21 mm đối với 10,0 mm < d ≤ 20,0 mm
- 0,26 mm đối với 20,0 mm < d ≤ 30,0 mm
- 0,31 mm đối với d > 30,0 mm
trong đó d là đường kính giả định bên trong lưới đan được tính bằng cách cộng thêm hai lần chiều dày quy định của vỏ bọc bên trong vào đường kính giả định bên ngoài các lõi đã bố trí.
Hiệu quả của màn chắn chống nhiễu được xác định bằng cách đo trở kháng truyền. Giá trị thu được không được vượt quá 250 W/km ở 30 MHz."
Theo đó, đối với cáp có chống nhiễu, màn chắn phải được đặt bên ngoài vỏ bọc bên trong, dưới dạng lưới đan bằng các sợi đồng không phủ thiếc hoặc có phủ thiếc.
Hiệu quả của màn chắn chống nhiễu được xác định bằng cách đo trở kháng truyền. Giá trị thu được không được vượt quá 250 W/km ở 30 MHz.
Lớp vỏ bọc bên ngoài của cáp cách điện phải được làm bằng hợp chất nào?
Theo tiết 2.3.6 tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6610-7:2014 (IEC 60227-7:2012) quy định về vỏ bọc ngoài của cáp cách điện như sau:
"2.3.6 Vỏ bọc hoặc vỏ ngoài
Vỏ bọc hoặc vỏ ngoài phải được làm bằng hợp chất polyvinyl clorua loại PVC/ST9 (xem TCVN 6610-1 (IEC 60227-1)) áp vào:
- như một vỏ ngoài bao quanh màn chắn của cáp có chống nhiễu, hoặc
- như một vỏ bọc bao quanh các lõi đã bố trí của cáp không chống nhiễu.
Có thể quấn băng hoặc không quấn băng giữa màn chắn và vỏ ngoài.
Đối với tất cả các cáp, chiều dày của vỏ bọc hoặc vỏ ngoài phải được xác định bằng công thức:
ts = 0,08 dL + 0,4 mm
với giá trị lớn nhất bằng 2,4 mm, trong đó dL là đường kính giả định bên ngoài màn chắn của cáp có chống nhiễu hoặc bên ngoài cụm lõi đã bố trí của cáp không chống nhiễu.
Đường kính giả định phải được tính theo Phụ lục A của TCVN 5935-1 (IEC 60502-1) và 2.3.4 của tiêu chuẩn này. Độ tăng đường kính do có màn chắn là lưới đan bằng bốn lần đường kính của sợi dùng để đan được quy định trong cột 4 của Bảng 1.
Đối với cáp có số lõi là số ưu tiên, giá trị tính được của chiều dày vỏ bọc và vỏ ngoài được nêu trong cột 5 của Bảng 1 và cột 3 của Bảng 2 (xem chú thích 2.3.4). Đối với vỏ bọc và vỏ ngoài, các yêu cầu về chiều dày áp dụng như quy định ở 5.5.3 của TCVN 6610-1 (IEC 60227-1).
Ở cáp không chống nhiễu, vỏ bọc có thể điền đầy các khe hở của cụm lõi đã bố trí nhưng không được dính vào lõi. Ở cáp có chống nhiễu, vỏ ngoài phải ôm sát nhưng không dính vào màn chắn.
Tất cả các cáp phải có mặt cắt về cơ bản là hình tròn.
Như vậy, vỏ bọc hoặc vỏ ngoài phải được làm bằng hợp chất polyvinyl clorua loại PVC/ST9 (xem TCVN 6610-1 (IEC 60227-1) áp vào:
- Như một vỏ ngoài bao quanh màn chắn của cáp có chống nhiễu, hoặc
- Như một vỏ bọc bao quanh các lõi đã bố trí của cáp không chống nhiễu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?