Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội do ai bổ nhiệm? Cơ cấu tổ chức của Trường được quy định thế nào?
Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội do ai bổ nhiệm?
Người có quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 3 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chế độ quản lý và điều hành
1. Trường do Hiệu trưởng quản lý, điều hành theo chế độ Thủ trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường. Giúp việc Hiệu trưởng có không quá 03 Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo quy định.
2. Hiệu trưởng ban hành quy định về phân công nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, quy chế làm việc và quy chế giảng dạy, học tập của Trường; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đúng quy định.
3. Hiệu trưởng phân công hoặc ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Hiệu trưởng được phân công, hoặc ủy quyền giải quyết.
Theo quy định trên, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc bổ nhiệm theo quy định.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là gì?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về phát triển Trường phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng
a) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Giám đốc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và phê duyệt theo quy định; triển khai các chương trình bồi dưỡng sau khi được Tổng Giám đốc ban hành.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu các chương trình được giao tổ chức bồi dưỡng; trình Tổng Giám đốc quyết định việc tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu được giao biên soạn, trước khi trình Tổng Giám đốc ban hành; quản lý, cập nhật, bổ sung, sử dụng để giảng dạy.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
...
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao.
7. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của Trường; cải cách hành chính; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; thi đua - khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định.
8. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo; văn thư, lưu trữ; quản lý công chức, viên chức; quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Theo đó, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có cơ cấu tổ chức được quy định tại Điều 4 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Trường gồm:
a) Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ;
b) Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý;
c) Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
d) Văn phòng;
đ) Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh;
e) Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Phòng, khoa, cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phòng) do Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương) quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. Giúp Trưởng phòng và tương đương có Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng và tương đương). Số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương do Hiệu trưởng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo tiêu chuẩn chức danh, quy trình do Tổng Giám đốc quy định.
2. Biên chế của Trường do Tổng Giám đốc giao và được Hiệu trưởng quản lý, sử dụng theo quy định. Công chức, viên chức của Trường được tuyển dụng theo quy định hiện hành và làm việc theo quy chế làm việc của Trường và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Trên cơ sở khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Hiệu trưởng trình Tổng Giám đốc phương án sử dụng lao động hợp đồng và thực hiện sau khi được phê duyệt.
Như vậy, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có cơ cấu tổ chức gồm:
+ Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ.
+ Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý.
+ Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
+ Văn phòng.
+ Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh.
+ Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?