Hình thức bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam? Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư hiện nay là gì?
- Hình thức bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Việc bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện theo quy định như thế nào?
- Người giữ chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Hình thức bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Căn cứ Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 có quy định về hình thức bầu cử như sau:
Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Như vậy, việc bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ là cơ quan có thẩm quyền bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình thức bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam? (Hình từ Internet)
Việc bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014, thì việc bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện như sau:
- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Người giữ chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì người giữ chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
(1) Tiêu chuẩn chung: Bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020;
(2) Tiêu chuẩn chức danh cụ thể:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân;
- Là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
- Có trình độ cao về lý luận chính trị.
- Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…
- Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương;
- Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên;
- Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?