Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
Hình thức bên trong của pháp luật là gì?
Hình thức pháp luật là biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là phương thức, dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Hình thức pháp luật có 2 dạng: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc của pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật. Cụ thể:
- Ngành luật là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với phương pháp điều chỉnh nhất định, đặc thù.
- Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại trong cùng một ngành luật.
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai? (Hình từ Internet)
Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai? Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Hiến pháp.
- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó có còn hiệu lực không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực như sau:
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Đối chiếu với các quy định trên thì văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Lưu ý: Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh quán karaoke có được miễn đăng ký môi trường khi không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không?
- Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào?
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?