Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào? Biên bản trao đổi làm việc giữ hai bên trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được lập bằng mấy thứ tiếng?

Cho tôi hỏi hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào? Biên bản trao đổi làm việc giữ hai bên trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được lập bằng mấy thứ tiếng? Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Anh đến từ Nha Trang.

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định hình thức hoạt hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:

Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Quan hệ tiếp xúc trực tiếp thông qua hội đàm
a) Gặp gỡ, đàm phán được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đàm phán việc thực hiện Điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
- Trao đổi, hội đàm định kỳ, đột xuất để phối hợp giải quyết các vụ việc xảy ra trên biên giới hoặc các vụ việc liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
b) Gặp gỡ làm việc trên đường biên giới hoặc tại một địa điểm thích hợp để trao đổi tình hình thường xuyên hoặc đột xuất; phối hợp thực hiện những nội dung được quy định trong Hiệp định về Quy chế biên giới hoặc giải quyết vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
c) Phối hợp thực hiện tuần tra song phương kiểm tra đường biên giới, mốc quốc giới theo kế hoạch hoặc đột xuất. Trao trả, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới;
Việc trao trả và tiếp nhận người vi phạm được thực hiện tại cửa khẩu biên giới hoặc địa điểm khác trên đường biên giới do hai bên thỏa thuận;
d) Thư mời được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Mời Bạn hoặc Bạn mời sang làm việc nhằm trao đổi tình hình, giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo phân cấp hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Mời Bạn hoặc Bạn mời sang thăm xã giao chúc mừng nhân dịp ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống và các hoạt động khác.
2. Quan hệ tiếp xúc gián tiếp
a) Thư thông báo, trao đổi được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tình hình liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; thực trạng đường biên giới, mốc quốc giới, việc thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới và các Điều ước quốc tế về biên giới liên quan; nội dung làm việc, hội đàm của các ngành chuyên môn ở địa phương theo kế hoạch thỏa thuận;
- Thông báo cho nước láng giềng biết các vụ tai nạn, án mạng mà nạn nhân là người bên nước Bạn; thông báo trao trả những người vượt biên giới trái phép, những đối tượng bị ta bắt giữ xét thấy cần trao trả hoặc thông báo đối tượng bên ta đang truy tìm để phối hợp truy tìm, bắt giữ;
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở khu vực biên giới;
- Thông báo các nội dung khác theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp;
- Thư thông báo được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất thông qua phương tiện thông tin hoặc sĩ quan liên lạc và tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc để thực hiện cho phù hợp.
...

Như vậy, hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định như trên.

c hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng

Hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng (Hình từ Internet)

Biên bản trao đổi làm việc giữ hai bên trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được lập bằng mấy thứ tiếng?

Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:

Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng
...
3. Nội dung trao đổi, làm việc giữa hai bên phải được ghi đầy đủ, chi tiết vào biên bản. Biên bản phải lập bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt Nam và tiếng nước láng giềng; trong trường hợp cần thiết có thể lập thành ba thứ tiếng (Việt Nam, tiếng nước láng giềng và tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) có chữ ký của hai Trưởng đoàn.
Trường hợp có nội dung mới phát sinh hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền thì ghi nhận, báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo; nếu bạn từ chối hoặc phủ nhận nội dung ta nêu ra thì ghi vào biên bản để bảo lưu ý kiến;
Sau khi làm việc phải có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
...

Theo đó, biên bản trao đổi làm việc giữ hai bên trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được lập bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt Nam và tiếng nước láng giềng; trong trường hợp cần thiết có thể lập thành ba thứ tiếng (Việt Nam, tiếng nước láng giềng và tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) có chữ ký của hai Trưởng đoàn.

Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng như sau:

Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Tuyệt đối giữ bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng, an ninh khi thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng. Nghiêm cấm mọi quan hệ trái phép, phát ngôn làm lộ bí mật nhà nước, làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng.
2. Việc sử dụng tài liệu, tư liệu, mẫu vật thuộc bí mật quân sự, bí mật nhà nước phục vụ cho việc trao đổi, làm việc phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Không được lợi dụng quan hệ đối ngoại để buôn bán, trao đổi, tặng, biếu và nhận quà nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng của Bộ đội Biên phòng được quy định như trên.

Bộ đội biên phòng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bộ đội Biên phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vợ của Bộ đội biên phòng có được hỗ trợ việc làm không?
Pháp luật
Bộ đội biên phòng là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có được sử dụng vũ khí hay không? Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng cao nhất là cơ quan nào và Bộ đội biên phòng được trang bị ra sao?
Pháp luật
Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có được quyền nổ súng quân dụng vào tàu thuyền có chở người hay không?
Pháp luật
Trước khi nổ súng quân dụng vào tàu thuyền thì chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có phải bắn chỉ thiên trước không?
Pháp luật
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng gồm những ai? Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được nổ súng quân dụng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng có phải là một trong những nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân hay không?
Pháp luật
Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam? Trang bị của Bộ đội Biên phòng gồm những gì?
Pháp luật
Cờ hỏa tốc là gì? Hình ảnh cờ hỏa tốc? Mẫu cờ hỏa tốc của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ đội Biên phòng Việt Nam được phép hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?
Pháp luật
Xảy ra lũ lụt lớn bất ngờ thì Bộ đội Biên phòng có tham gia ứng cứu hay không? Người dân địa phương nhận được những sự hỗ trợ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ đội biên phòng
1,918 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ đội biên phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ đội biên phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào