Hình thức mua lại doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh có phải hình thức tập trung kinh tế không? Làm thế nào để biết doanh nghiệp tập trung kinh tế gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam?

Tôi muốn hỏi theo pháp luật cạnh tranh hình thức mua lại doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh có phải hình thức tập trung kinh tế không? Làm thế nào để biết doanh nghiệp tập trung kinh tế gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam? Những hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Hình thức mua lại doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh có phải hình thức tập trung kinh tế không?

Căn cứ Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hình thức tập trung kinh tế như sau:

- Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

+ Sáp nhập doanh nghiệp;

+ Hợp nhất doanh nghiệp;

+ Mua lại doanh nghiệp;

+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

+ Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Như vậy hình thức mua lại doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế được quy định trong pháp luật cạnh tranh.

Hình thức mua lại doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh có phải hình thức tập trung kinh tế không?

Hình thức mua lại doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh có phải hình thức tập trung kinh tế không?

Theo pháp luật cạnh tranh làm thế nào để biết doanh nghiệp tập trung kinh tế gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam?

Căn cứ Điều 31 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

+ Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

+ Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

+ Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

+ Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

- Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Như vậy để biết doanh nghiệp tập trung kinh tế có gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam hay không sẽ do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá dựa trên những nội dung quy định trong pháp luật cạnh tranh đã được ban hành.

Những hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ mục 3 Chương II Luật Cạnh tranh 2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế bị cấm như sau

(1) Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm

- Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;

+ Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

(2) Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm

- Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;

+ Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.

(3) Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm

- Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;

+ Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.

(4) Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm

- Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh,

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.

(5) Hành vi không thông báo tập trung kinh tế

Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 33 của Luật Cạnh tranh.

(6) Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác

- Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Cạnh tranh;

+ Thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

- Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với hành vi sau đây:

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh;

+ Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh.

Trên đây là những quy định về pháp luật cạnh tranh liên quan đến các hình thức tập trung kinh tế và xử phạt vi phạm hành chính về những hình thức này.

Tập trung kinh tế
Mua lại doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm mua lại doanh nghiệp theo Luật Cạnh tranh 2018 mới nhất
Pháp luật
Mua lại doanh nghiệp có phải là một hình thức tập trung kinh tế theo quy định pháp luật hiện nay không?
Pháp luật
Có được xem là tập trung kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của công ty Việt Nam bán cổ phần cho 1 công ty nước ngoài khác không?
Pháp luật
Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu về tập trung kinh tế theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tính vào thời hạn thẩm định không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế là bao nhiêu thì công ty chứng khoán mới phải thông báo tập trung kinh tế?
Pháp luật
Tập trung kinh tế có giá trị 1000 tỷ đồng nhưng không thông báo tập trung kinh tế thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Có những hình thức tập trung kinh tế nào? Trường hợp nào doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế?
Pháp luật
Tập trung kinh tế có điều kiện là gì? Thực hiện không đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập trung kinh tế
11,441 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập trung kinh tế Mua lại doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập trung kinh tế Xem toàn bộ văn bản về Mua lại doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào