Hình thức tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là gì? Gồm các nội dung nào?
Hình thức tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1633/QĐ-KTNN năm 2020 quy định như sau:
Hình thức tổ chức thi đua, phát động thi đua
1. Hình thức tổ chức thi đua
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
...
Theo đó, hình thức tổ chức thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của đơn vị.
Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua.
Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
Hình thức tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là gì? Gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Nội dung phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước gồm những gì?
Theo Điều 5 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1633/QĐ-KTNN năm 2020 quy định nội dung phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước gồm:
- Phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập thể, cá nhân.
- Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế và để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các kỳ sơ kết, tổng kết.
+ Công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua thường xuyên được tiến hành đồng thời với sơ kết, tổng kết công tác chuyên môn, đánh giá, bình xét khen thưởng theo định kỳ ở các đơn vị.
+ Đối với các đợt thi đua dài ngày các đơn vị phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm;
Kết thúc các đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả phong trào thi đua, kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện chú trọng công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra.
Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua.Việc phát hiện điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1633/QĐ-KTNN năm 2020 quy định các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức phong trào thi đua
1. Ban cán sự Đảng, Đảng ủy KTNN trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, xây dựng phong trào thi đua trở thành hoạt động thường xuyên trong toàn ngành và tại mỗi đơn vị. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh KTNN lãnh đạo việc tổ chức phong trào thi đua của tổ chức đoàn thể, bám sát nội dung thi đua trong từng thời kỳ phù hợp với đặc điểm, nội dung thi đua cụ thể hàng năm hoặc theo đợt của KTNN.
2. Tổng KTNN, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp phát động, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
3. Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN phải có ý thức tự giác, nhiệt tình, trách nhiệm trong việc tham gia và hưởng ứng phong trào thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?